26 tháng 8, 2023

Mùa báo hiếu

 

Nhân mùa báo hiếu, ban biên tập xin kính gởi đến quí đọc giả:


1. Mùa Báo hiếu video do Ngọc Đan Thanh và Chí Tâm trình bày
2. Lời cuối cùng của Thanh Tịnh, phỏng tác từ bài thơ Et s’il revenait un jour của Mauice Meaterlinck
3. Nhưng Sao Mẹ Tôi Cũng Nói Dối _ Mai Khánh Thư & Phạm Doanh Môn

4. Bài cổ nhạc Dòng sông tình Mẹ do Hữu Lộc sáng tác và nghệ sĩ Phương Thúy trình bày.

5. Bông hồng cài áo của Phạm Thế Mỹ do người Mỹ Kyo York trình bày

Ban biên tập chân thành cám ơn các tác giả đã bỏ công làm video và post trên youtube

1.  Mùa báo hiếu
 


2. Lời cuối cùng


Lời Cuối Cùng

Tác giả: Thanh Tịnh


Rồi một hôm, nếu về, cha hỏi:
Mẹ ở đâu? con biết nói sao?
Con hãy bảo: trông cha mòn mỏi
Mẹ từ trần sau mấy tháng đau.
Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ?
Mẹ khuyên con hãy trả lời sao ?
Con lặng chỉ bình hương khói rẽ .
Và trên giường chỉ đĩa dầu hao !
Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng ?
Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên .
 Còn mồ mẹ, nếu cha muốn biết ,
Phải hướng nào, con nói cùng cha ?
Con lặng chỉ bầu trời xanh biếc
Và bên trời chỉ nội cỏ xa !

(Hà nội báo số 5 ngày 5-2-1936
)

 


Et s’il revenait un jour

Tác giả: Mauice Meaterlinck

 

Et s’il revenait un jour
Que faut-il lui dire ?
Dites-lui qu’on l’attendit
Jusqu’à s’en mourir...
Et s’il m’interroge encore
Sans me reconnaître ?
Parlez-lui comme une sœur,
Il souffre peut-être...
Et s’il demande où vous êtes
Que faut-il répondre ?
Donnez-lui mon anneau d’or
Sans rien lui répondre...
Et s’il veut savoir pourquoi
La salle est déserte ?
Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte...
Et s’il m’interroge alors
Sur la dernière heure ?
Dites-lui que j’ai souri
De peur qu’il ne pleure...
Vous avez aimé cette œuvre, partagez-la !

Maurice Maeterlinck

 



3. Nhưng Sao Mẹ Tôi Cũng Nói Dối! - Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn
Phạm Danh Môn là cựu sinh viên ban Toán Đại Học Sư Phạm Sài gòn 1970-1973

Hình minh họa

Tôi còn nhớ năm tôi học lớp ba, gia đình tôi mới chuyển tới ở khu dinh điền Gò Chuối thuộc quận Kiến Bình, tỉnh Kiến Tường. Mồi buổi chiều tôi thường xin phép bố Mẹ ra một bãi đất trống để cùng các bạn chơi khăng, trốn tìm và những trò chơi khác. Lần đó, có khá đông, chúng tôi chơi trò “Cờ Lau tập trận”. Cũng chia hai phe rõ ràng, vũ khí là những cành cây được bẻ vội gần đó. Không may trong lúc nhập trận, một bạn, tôi nhớ hình như là Tuân (là cháu họ gọi tôi là cậu), có lẽ vì quá hăng say đã làm tôi bị nhiều vết trầy trên mặt, trên cánh tay. Bực mình quá, tôi lấy ngay cành cây đang cầm quất vào đầu Tuân làm Tuân bị chảy máu… Khi về nhà, sợ bị đòn tôi đã nói dối bố tôi là tôi bị trượt chân ngã khi đi ngang một cây cầu khỉ. Bố tôi không để ý và chỉ kêu tôi lấy thuốc sát trùng rửa những chỗ bị trầy. Mẹ tôi đã giúp tôi làm những chuyện này một cách chu đáo… Hôm sau Mẹ gọi tôi và dịu dàng nói: ”Hôm qua con nói dối bố Mẹ. Tuân nói với Mẹ là con chơi tập trận và gây sự đánh nhau với Tuân. Con nói dối bố Mẹ. Nói dối là không tốt con ạ. Từ nay về sau con không được nói dối nữa nghe Môn”. Tôi xin lỗi Mẹ và hứa từ nay sẽ không nói dối nữạ. Kể từ đó, mỗi lần xảy ra chuyện gì tôi thường nói thật với Mẹ và Mẹ tôi rất vui khi thấy tôi làm như vậy 

….Nhưng sao Mẹ tôi cũng nói dối!!!

Mẹ tôi cũng nói dối!!! Vâng đúng vậy, Mẹ tôi đã nói dối ba anh em tôi nhiều lần. Tôi vẫn còn nhớ bốn lần Mẹ đã nói dối tôi và anh em tôị.

Khi anh em chúng tôi còn nhỏ, nhà tôi nghèo nhưng mỗi ngày đi chơ Mẹ đều mua chút quà về cho chúng tôi, khi thì vài cái kẹọ khi thì vài trái cây. Đặc biệt, biết chúng tôi thích ăn mía nên cũng Mẹ hay mua. Về nhà Mẹ tự dùng dao róc mía và tiện ra từng khúc nhỏ và bổ ra cho chúng tôi ăn. Ba anh em chúng tôi ngồi cạnh Mẹ chờ đợi. Khi tớí đầu mặt của cây mía thì thay vì bỏ đi thì Mẹ lại ăn khúc đó! Em Huệ ngây thơ hỏi Mẹ: “Sao Mẹ không ăn khúc kia, khúc đầu mặt cứng và không ngọt, sao Mẹ không bỏ đi?”. Mẹ từ tốn: “ Răng Mẹ còn tốt. Mẹ thích ăn khúc này các con ạ vì càng nhai lâu càng thấy vị ngọt của mía!”. Có thể em Huệ còn bé nên tin điều Mẹ nói nhưng tôi hơi nghi ngờ. Tôi nghĩ Mẹ tôi đã nói dối!

Năm 1966, tôi học lớp đệ tứ (lớp chín bây giờ) ở trường trung học Kiến Tường. Năm đó nước lụt lớn làm ngập các con đường trong tỉnh. Mỗi lần đi học, Mẹ chèo thuyền chở tôi đi và đến giờ tan học lại ra đón tôi về. Có một lần Mẹ chèo thuyền chở tôi đi học. Hôm đó trời mưa lất phất và gió thổi nhè nhẹ. Khi gần tới trường, một chiếc ca nô quân đội chạy băng qua với tốc độ khá nhanh để lại những gợn sóng to làm chiếc thuyền bé nhỏ bị chòng chành. Tôi bị mất thăng bằng và làm rơi chiếc cặp xuống dòng nước. Tôi chới với chồm qua thành chiếc thuyền nhỏ để níu lại chiếc cặp. Chiếc thuyền nhỏ ba lá mất thăng bằng và bị lật.

Mẹ buông chèo và nhảy vội tới để bế tôi vào chỗ mô đất cao. Người tôi run lên vì lạnh. Mẹ vội phủ chiếc áo mưa quanh người tôi và ấp tôi vào lòng để truyền hơi ấm cho tôi. Tôi hỏi Mẹ có lạnh không? Me trả lời rất nhanh: “Không, Mẹ không saọ, Mẹ không lạnh!”. Hôm đó tôi bị trễ một giờ học và Mẹ thì bị cảm lạnh mấy ngày sau đó. Như vậy khi đó chắc Mẹ lạnh lắm nhưng… Mẹ đã nói dối!

Thời gian đó, chiến tranh càng ngày càng khốc liệt. Điều này đã làm cho đời sống khó khăn thêm. Số lương công chức ít ỏi của cha tôi đã không còn đủ để trang trải cho cuộc sống của gia đình. Mẹ tôi đã phải vất vả đi vào những vùng sâu, nguy hiểm (hình như vùng Long Khốt) để mua hàng mang về chợ Kiến Tường bán thêm kiếm lời. Vất vả lắm nhưng Mẹ vẫn vui khi chúng tôi có thêm được cuốn vở mới hay một bữa ăn ngon hơn. Có lần thấy Mẹ hơi buồn sau một chuyến đi mua hàng. Hình như Mẹ bị mất hàng trong chuyến đi đó. Tôi gạn hỏi, Mẹ chỉ nói qua loa cho qua chuyện: “Mẹ không bị mất hàng, nhưng lần này không mua được hàng rẻ nên không có lời. Đi buôn thì cũng có lẫn này, lần khác con ạ!”. Sau lần đó, tôi không thấy Mẹ tiếp tục đi mua hàng nữa và tôi ngờ ngợ... Mẹ đã nói dối tôi!

Khi tôi lên trọ học ở thành phố Mỹ Tho vì đường xá đi lại khó khăn nên Mẹ khuyên tôi cứ lo học đừng lo chuyện ở nhà. Thỉnh thoảng tôi cũng về thăm gia đình. Lúc này Me tôi hơi yếu và bi chứng huyết áp cao, chú y tá Tánh thường hay đến nhà đo huyết áp và cho thuốc Mẹ tôi uống. Có một lần, Phạm Văn Tuyên, bạn tôi, về Kiến Tường ghé thăm Mẹ tôi và cho tôi biết lúc này Mẹ tôi có vẻ yếu và mệt nhiều. Tôi vội viết thư về thăm Mẹ. Mươi ngày sau Mẹ hồi âm ít dòng cho biết Mẹ chỉ bị cảm nhẹ do thời tiết thay đổi và nay thì Mẹ đã khỏe rồi, huyết áp của Mẹ cũng trở lại bình thường. Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!

Đây chỉ là những lần nói dối của Mẹ mà tôi còn nhớ được. Tôi nghĩ, Mẹ còn nói dối anh em chúng tôi nhiều lần nữa.

Để tạm ngưng bài tùy bút này, tôi xin mượn lời hát trong bài “Lòng Mẹ” của cố nhạc si Y Vân. Bài này chắc hẳn ai cũng có thể hát một đôi câu. Tình Mẹ, hai chữ đó càng suy nghĩ tới thì càng không thể ngăn nổi đôi dòng lệ.

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như dòng suốt hiền ngọt ngào

Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào,

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu …

 

Thương con thao thức bao đêm dài,

Con đã yên giấc, Mẹ hiền vui sướng biết bao

Thương con khuya sớm bao tháng ngày,

Lặn lội gieo neo, nuôi con tới ngày lớn khôn...

 

Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn

https://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2021/05/nhung-sao-me-toi-cung-noi-doi-mai-khanh.html

4. Cổ nhạc:

Dòng sông tình Mẹ

Soạn giả: Hữu Lộc

Nghệ sĩ: Phương Thúy 


Đoạn khúc lam giang:

Lòng ngậm ngùi thương  quê .
Bước lãng du con chưa về nơi cố hương.
Dòng sông bến xưa nương chờ
Thương đôi mắt mẹ rưng mờ lệ ứa
Thời gian mòn tuổi xuân
Thương tóc bay, tóc phai dần theo tháng năm
Thời gian mòn tuổi xuân
Nghĩa báo ân con chưa tròn mẹ ơi….


Câu 1:
Lất phất mưa khuya phố thị đèn đêm xa mờ trong lụa trắng.
Con chim vịt từ đâu gọi đàn trong đêm vắng nghe quặn thắt lòng con bao nổi nhớ... quê… nhà.
Chốn quê xưa chắc mẹ cũng đang thao thức đợi chờ.
Đứa con xa trên bước đường phiêu lãng, sự nghiệp chưa thành để mẹ mỏi mòn trông.

Ơn Mẹ sanh thành như biển lớn mênh mông, con tủi phận chưa báo đền câu hiếu thảo.
Mẹ đã vì con rụng mất tuổi xuân rồi, thương tóc bay bay nên tóc buồn điểm trắng.


Câu 2:

Mấy mươi năm mẹ sống đời cô phụ, nuôi dạy đàn con mẹ lặn lội thân cò.
Những đứa con tuổi còn thơ ấu dại khờ.
Nhớ ngày ấy trên bến sông buồn lặng lẽ, mẹ tiển con đi nuôi chí lập thân
.
Bóng chiều nghiêng dáng mẹ cũng nghiêng nghiêng, đôi dòng lệ thay cho lời đưa tiễn .
Con mang theo thiêng liêng tình mẹ đó, có cả nụ cười nước mắt lời ru.


Đoạn khúc lam giang: 

Nhớ lúc con đi ngậm ngùi
Buồn thương mẹ đứng trông theo hoàng hôn dần buông trôi
Tiếng con chim vịt kêu chiều quặn đau
Ngỡ như lời mẹ não nùng gọi con
Đừng quên nơi cố hương.

Câu 5:

Mẹ ơi! con đã về đây sau bao năm dài cách xa thương nhớ.
Lòng mang theo niềm vui hớn hở rằng đứa con xa đã khôn lớn .... nên ...người.
Mẹ đã cho lời ru vững bước vào đời

Chiêu quân: 

Cánh võng không mòn lời ru xưa của mẹ.
Con đi rồi mẹ buồn mẹ đợi
Dòng sông
hiu quanh
Não nùng rơi tiếng chim vịt kêu chiều.

Sao nghẹn ngào Mẹ không nói được thành câu

Có phải mừng vui sum họp

Nước mắt lời ru chan chứa thâm tình


Lý Sâm thương:

Bao tháng năm con đi
Dòng sông chở đầy nổi nhớ.
Xuân đến xuân qua mau,
Sơi tóc buồn
thương tóc mẹ bay
Tình mẹ dành cho con
Lời ru xưa cánh võng vẫn không mòn
Lời Mẹ ru xưa không mòn cách võng
Vững bước vào đời con đã thành nhân
Mẹ mừng nước mắt rưng rưng
Dòng sông tình mẹ có lời ru thâm tình.

5. Tân nhạc:

Bông Hồng Cài Áo

Tác giả: gs Phạm Thế Mỹ

Ca sĩ: Kyo York