30 tháng 10, 2023

VTM #133_ Gợi Nhớ Tình Xưa_Tâm Quã

 


Xướng:

Gợi Nhớ Tình Xưa
 
Rừng phong trước ngõ chớm hanh vàng
Mây trắng đầu non tiết lạnh sang
Gợi nhớ bao Thu xa cố quận
Chạnh tình Xuân cũ xót thương nàng
Ngày đi thế sự trong cương tỏa
Bến hẹn lúc về dạ ngổn ngang
Sương lạnh chiều rơi hồn lãng đãng
Buồn ơi trăng xế chiếu trên ngàn
 
Tâm Quã

Họa 1: 

Thời Gian 


Mây xám chiều thu tắt nắng vàng
Ngoài trời báo lạnh tiết đông sang
Éo le nghịch cảnh thời gian cũ
Bạc phận hồng nhan đến với nàng
Từ biệt chia tay không tiếng nói
Dõi theo sóng vỗ chuyến đò ngang
Bao năm ròng rã vô âm tín
Ẩn dật dư âm cảnh núi ngàn
 
PTL

Họa 2:

Khoảnh Khắc 


Lấp lánh rừng phong dưới nắng vàng
Mỗi lần lá đổ báo thu sang
Nỗi niềm tâm sự người xa xứ
Khoảnh khắc dư âm đến với nàng
Lặng lẽ mơ màng ôm kỷ niệm
Dạt dào nhớ lại lúc sang ngang
Thế rồi qua mất thời con gái
Ngắm lá thu rơi trãi bạt ngàn

Hương Lệ Oanh VA
Oct. 18, 2023

Họa 3:

Quê Nhà

Giọt nắng hanh hao đã ngả vàng

Cây rừng chuyển sắc đón thu sang
Tiều phu dốc núi leo vài bác
Thôn nữ bờ nương có mấy nàng
Thác bạc lưng trời giòng nước thẳng
Khê xanh dưới lũng chiếc cầu ngang
Quê nhà cảnh đẹp bao thương nhớ
Đất khách vời trông vạn dậm ngàn
 
Mỹ Ngọc
Oct. 18, 2023

Họa 4:

Chào Thu

Trăng kéo rèm mây tỏa ánh vàng
Hàng cây rụng lá đón thu sang
Sông ngân, Chức Nữ ngồi rơi lệ
Cầu quạ, Ngưu Lang vội đến nàng
Nước lụt đê điều lo vỡ vụn
Trời sầu bão tố cứ nghênh ngang
Bốn mùa luân chuyển bao mưa nắng
Thổi mát hồn thơ, ngọn gió ngàn

Minh Tâm

Họa 5:

Dòng Đời

Thung lũng mùa thu lá nhuộm vàng

Sương mờ phủ kín tuyết bay sang
Bao năm xa cách thương trời lạ
Phút chốc đầy vơi chạnh nhớ nàng
Lữ khách về thăm nơi chốn cũ
Người xưa còn đợi chuyến đò ngang
Mây giăng tím ngắt khơi niềm nhớ
Kỷ niệm trôi theo suối bạt ngàn
 
Nguyễn Cang
Oct. 24, 2023


18 tháng 10, 2023

Bộ môn Hán Nôm

 Bộ môn Hán Nôm


Trước năm 1954, tại Hà Nội, người Pháp cho thành lập một số trường đại học, trong đó có trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Trường này bấy giờ chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp ký kiệp định Genève...
                                                            
 Nhân sự:
Trưởng Bộ môn - Nguyễn Đông Triều
 I. Lịch sử hình thành và phát triển ngành Hán Nôm

Trước năm 1954, tại Hà Nội, người Pháp cho thành lập một số trường đại học, trong đó có trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Trường này bấy giờ chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp ký kiệp định Genève, rút về nước. Hầu hết các trường đại học ở Hà Nội đóng cửa và chuyển vào Nam, trong đó có trường Đại học Văn khoa. Khi chuyển vào Nam, trường này đổi tên thành trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, cũng chỉ đào tạo và cấp bằng Cử nhân Văn chương cho sinh viên.
1. Đầu thập niên 1960, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn thiết lập các văn bằng Cử nhân Giáo khoa. Đồng thời, do nhu cầu đào tạo, trường đã thành lập các Ban (tương đương với các Khoa sau này), trong đó có ban Hán văn là tiền thân của tổ bộ môn Hán Nôm. Ban Hán Nôm đào tạo và cấp chứng chỉ Cử nhân Giáo khoa Hán Nôm.

Nhân sự ban Hán Nôm lúc bấy giờ gồm có:
- Trưởng ban:  GS. Nghiêm Toản
- Ban giảng huấn cơ hữu:   GS. Nghiêm Toản, Trần Trọng San, Lưu Khôn
- Giáo viên thỉnh giảng:  TS. Hán học Nguyễn Sĩ Giác, Cử nhân Hán văn Thẩm Quỳnh, Cử nhân Hán văn Bùi Lương, Cử nhân Hán văn Nguyễn Văn Bình, GS. Bửu Cầm, cùng các thầy cô Người Hoa dạy tiếng Hoa: Đới Ngoạn Quân, Diệp Tuyền Hoa, Khưu Sĩ Huệ.

2. Năm 1969, nhân sự Ban Hán Nôm gồm có:
 - Trưởng ban:  GS. Bửu Cầm
 - Ban giảng huấn cơ hữu:  GS. Bửu Cầm, GS. Nghiêm Toản, các thầy Trần Trọng San, Lưu Khôn, ThS.Nguyễn Khuê, Nguyễn Hữu Lương, TS. Trần Quang Huy.

3. Sau ngày 30/4/1975, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đổi tên thành trường Đại học Văn Khoa TP.HCM. Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản ban Hán văn và ban Việt văn của trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Tổ bộ môn Ngữ văn trực thuộc trường, tương đương với một khoa bây giờ.

Tổ trưởng tổ bộ môn Ngữ văn: PGS. Mai Cao Chương

4. Ngày 30/4/1977, trường Đại học Tổng hợp TPHCM ra đời trên cơ sở hai trường Đại học Văn Khoa và trường Đại học Khoa Học cũ. Tổ bộ môn Ngữ văn vẫn là tổ bộ môn trực thuộc trường. Ngành Hán Nôm bấy giờ là một bộ phận của tổ bộ môn Ngữ văn.

Tổ trưởng tổ bộ môn Ngữ văn: PGS. Mai Cao Chương
Tổ phó : Thầy Lưu Khôn
Giảng viên bộ môn Hán Nôm:   GS. Bửu Cầm, các thầy Lưu Khôn, Trần Trọng San, ThS. Nguyễn Khuê, Huỳnh Minh Đức, Trần Quang Huy, Nguyễn Tri Tài, (từ Ban Triết Đông chuyển sang), Phạm Văn Diêu, Trần Đức Rật (từ ban Việt văn chuyển sang).
5. Năm 1978, tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam được nâng lên thành khoa Ngữ văn Việt Nam, trong đó có ba bộ môn: Văn học, Ngôn ngữ và Hán Nôm.

Tổ trưởng bộ môn Hán Nôm: Thầy Lưu Khôn
Giảng viên bộ môn Hán Nôm:   Các thầy Trần Trọng San, Th.S. Nguyễn Khuê, Nguyễn  Tri Tài, Trần Đức Rật

6. Năm 1985 đến 2003, tổ bộ môn Hán Nôm có nhiều thay đổi về nhân sự, có nhiều thầy mất vì cao tuổi, có thầy nghỉ hưu, cũng có nhiều thầy cô là sinh viên được giữ lại bộ môn giảng dạy.

Tổ trưởng bộ môn Hán Nôm:    ThS. Nguyễn Khuê
Giảng viên bộ môn Hán Nôm:   Các thầy cô Nguyễn Tri Tài, Huỳnh Chương Hưng, Nguyễn Nam, Trần Anh Tuấn, Đoàn Anh Loan, Nguyễn Ngọc Quận, Nguyễn Đình Phức, Nguyễn Đông Triều, Vũ Xuân Bạch Dương.

Năm 1994, khoa Ngữ văn đổi tên thành khoa Ngữ văn và Báo chí.

Năm 1996, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM được thành lập. Tổ bộ môn Hán Nôm trở thành một bộ phận trong ngành Ngữ văn thuộc khoa Ngữ văn và Báo chí.

7. Năm 2004-2006, cơ cấu các bộ môn thuộc khoa Ngữ văn và Báo chí vẫn giữ nguyên: Văn học, Ngôn ngữ và Hán Nôm.

Tổ trưởng bộ môn Hán Nôm: TS. Đoàn Ánh Loan
Giảng viên bộ môn Hán Nôm: Các thầy Nguyễn Ngọc Quận, Nguyễn Đình Phức, Nguyễn Đông Triều, Vũ Xuân Bạch Dương, Nguyễn Văn Hoài, Vũ Thị Thanh Trâm.

Nhìn chung, các thầy cô tham gia giảng dạy trong ngành Hán Nôm từ trước 1975 xuất thân từ trường Đại học Văn khoa Hà Nội trước đây và Đại học Văn khoa Sài Gòn khóa đầu tiên. Sau năm 1975, có các thầy cô từ các trường Đại học ở Hà Nội vào hỗ trợ. Đầu những năm 1980 đã có được các thầy cô là lớp sinh viên Hán Nôm đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất. Cuối những năm 1990, các thầy cô giảng dạy Hán Nôm xuất thân từ khoa Ngữ văn, thuộc lớp thứ hai. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, có một số thầy cô ngành Hán Nôm được học tập, nghiên cứu ở nước ngoài như thầy Nguyễn Nam (học tập Tiến sĩ ở trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ), TS. Đoàn Anh Loan (tu nghiệp ở trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ), thầy Nguyễn Đình Phức (học tập Tiến sĩ ở trường Đại học Nam Kinh, Trung Quốc)…

Trên dưới 50 năm một chặng đường phát triển của bộ môn gắn liền với sự phát triển của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Càng ngày nhân sự của bộ môn Hán Nôm càng trở nên hùng hậu, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu không ngừng được nâng cao, phần nào đáp ứng được sự lớn mạnh của việc nghiên cứu Hán Nôm khu vực phía Nam vốn có truyền thống từ lâu.

Nguồn:

Khóc Cô

 Hôm nay 18-10-2023 là ngày giỗ thứ 11 của Cô Khưu Sĩ Huệ  

Xin ghi lại những kỷ niệm với Cô trong ngày Cô từ giã cỏi trần.

Giáo sư Khưu Sĩ Huệ sinh ngày 6 tháng 7 năm 1934 tại Trà vinh, tỉnh Vỉnh bình. Cô đi du học ở Đài loan năm 1952, tốt nghiệp cử nhân ở Đại học sư phạm quốc gia Đài loan( National Taiwan Normal University) và dạy học ở Đài loan cho đến khi về nước. Năm 1963 cô tốt nghiệp cao học ở  đại học Chenchi (national Chenchi University) ở phía Nam thành phố Đài bắc. Cô về nước năm 1963, làm ở bộ giáo dục, sau đó dạy ở Đại Học Sư Phạm Sài gòn cho đến ngày 30-4-1975. Ngoài ra cô còn dạy ở đại học Văn khoa Sài gòn, Đại học Cần Thơ, đại học Vạn Hạnh ở Sài gòn và đại học cao đài ở Tây ninh. Cô mất ngày 18 tháng 10 năm 2012 tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.

 


Bốn mươi năm trước chia tay nơi ngưỡng cửa [1] 
Cô dặn con tránh khúc khuỷu của cuộc đời
Thương học sinh và thân ái với mọi người
Làm cho đúng với lương tâm người giáo chức


Con nôn nao và lòng biết bao rạo rực
Về thôn quê nơi cùng cực ở chân trời [2]
Sống và cố làm cho hạnh phúc xa xôi
Hy vọng đổi đời các em nơi xóm nhỏ


Mấy tháng trước đây Cô cùng con to nhỏ
Mà ngày hôm nay Cô lại bỏ con đi
Đứng nhìn Cô mà không nói được câu gì
Mắt ràn rụa con ngã quị nơi Cô ngủ


Trời hôm nay mưa dầm gió mây ủ rũ! [3]
Con tiễn Cô về nơi yên ngủ nghìn thu
Cô ơi! Cô đến miền Cực Lạc xa mù
Nhưng hình ảnh Cô thiên thu con ghi nhớ!


Virginia 27 tháng 10 năm 2012

Trần-Văn Phét

 


[1] Ngày chọn nhiêm sở: 7 tháng 8 năm 1972

[2] Trung Học Đất Đỏ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy

[3] Thời tiết do cơn bảo Sandy ở miền đông Hoa kỳ


 

Kính viếng Cô

 

Cô đi du tản cuối trời

Chúng con ở lại nghẹn lời xót xa!

Còn đây cõi nhớ bao la

Nụ cười ánh mắt chan hòa yêu thương.

Nguyễn Thị Hòa

(Cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài gòn niên khóa 69-72)


All Memories of our Professor:

10/26/2012

Mrs. Hue had a wonderful time taking care of her family, her society and her teaching career. She was an encouraging lady and no one could image what she did. In April 1975 her husband received a death threat from the Chinese communist organization. They demanded that he get out of Vietnam within 24 hours. She and one of her students planned to hide him in a safe place, just outside Saigon. Every day after dark, she carried dinner to him. Many times the communists tracked her but she was able to distract them and keep her husband safe. After many days in hiding, her husband was able to fly to Taiwan safely but had to leave her and the 6 children behind. After the fall of Saigon on April 30, 1975 she organized to sell her house and planned take her 6 kids to escape the Vietnamese communists by fishing boat. During her journey she and her kids were seized by the communists many times. From one jail to another jail, she managed her family very well and finally she and her kids escaped to Thailand. Later she joined her husband in Taiwan. She started her family over with two empty hands. She did not stop looking for a better future for her children and once more moved her family, this time to the United State of America. Here, she again started a new life in America. She worked hard to support her children going to college. In addition to managing her family, she was a great community leader; she was a translator for Cambodian, Vietnamese and Chinese families in New port news area. She would volunteer her time to take them to the doctor, hospital and social offices. Any time they needed her, she was always beside them. The most admirable attribute of her life was a teaching career. She graduated from the school of pedagogy in Taiwan, earned a master of education and then dedicated her life for education in Vietnam. At the school of pedagogy from the University of Saigon, She taught Vietnamese students about education philosophies and Chinese language. Chinese language is a most difficult language to learn but she was able to teach her students how to read, write and speak Mandarin. Sometimes her students got tired and wanted to give up; she encouraged them and guided them to success. She always taught her students with loving, caring and motivation. She explained to her students that one word to make your teaching career successful is “forgiveness”. If you are a teacher, you must have a great heart to embrace your students. You must allow your students come to you and your job is helping them, not punished them. She was always a positive person. She was a person for society. She was great teacher and she was a wonderful mother and wife. Today many people and her students around the word think about her and they will be missing her. Her students will not have a chance to be face to face with her and listen to her voice but her image, her picture, is always in her students' heart.

Phat Tran-Lam



11/18/2012

Dear Linh and Alex, I am Hana Nguyen Chase; my sisters were your mother's students in Saigon 1970's . We are so sad to learn of your mother's passing. She was a wonderful teacher of us. This must be a very diffucult time for you. Please know that our thoughts, prayers and deepest sympathies are with you. We hope your sadness passes quickly and you are left with a life-time and beautiful memories. She is always in our memories as a treasure. I am not sure you can read Vietnamese or not. Anyway, I copy the note in Vietnamese from my sisters, who are asking me to send you. With deepest sympathy and love Hana Nguyen Chase Santa Rosa, CA 95403

Phân ưu

Chúng con vô cùng thương tiếc nghe tin cô Khuu Sĩ Huệ, cựu Giáo sư Hán Văn Ðại Học Sư Phạm Saigon, từ trần ngày 18/10/2012 tại Virginia Thành kính phân ưu cùng gia dình và kính chúc hương hồn Cô được thanh thản cõi vĩnh hằng Nguyễn Thị Hòa(cựu sinh viên niên khóa 69-72) Nguyễn Bích Thuận (cựu sinh viên niên khóa 72-75)


13 tháng 10, 2023

VTM #132 Chiều Thu_Mỹ Ngọc

 



Xướng:

Chiều Thu
 
Ríu rít chim chiều hót rủ nhau
Cùng bay về tổ nắng phai mầu
Ngoài song cúc nở hương thơm ngát
Trước ngõ lá rơi cảnh héo sầu
Lữ khách dừng cương lau áo bụi
Tao nhân gác mái đợi trăng thâu
Rừng cây chuyển sắc bao thi tứ
Thu đã qua người ở mãi đâu
 
Mỹ Ngọc
Oct. 01, 2023

Chú thích:

thâu [thu] :mùa thu

Họa 1:


Nhớ Về Đâu

Ráng chiều xuống vội nhớ thương nhau
Lúc tiễn anh đi nắng nhạt mầu
Đò dọc đôi bờ muôn sắc thắm
Bến ngang tình lẽ vạn cung sầu
Lòng người đi ở nào ai biết
Ai thấu tình ai mãi luyến thâu
Năm tháng qua nhanh đời vắng lạnh
Trăng tròn khuyết nhớ hướng về đâu
 
Tâm Quã 

Họa 2:


Thu Sầu
 
Trời chiều bảng lảng nắng đùa nhau
Xơ xác rừng thu lá nhuộm màu
Trước cửa hiên nhà chim giũ cánh
Dưới sân cành liễu tóc buông sầu
Bâng khuâng lữ khách mơ trăng hạ
Thăm thẳm quê nhà thức trắng thâu
Mấy độ thu tàn người có nhớ
Thương người em nhỏ biết về đâu?!!
 
Nguyễn Cang
Oct. 2, 2023

Họa 3:

Thu Về

Rừng phong tán lá tựa như nhau
Đỏ tía vàng nâu mỗi sắc màu
Xao xuyến tâm tư người lữ thứ
Dư âm gởi gấm gió mây sầu
Mênh mông sâu lắng lời tâm sự
Xào xạc mơ hồ đến với thu
Tận hưởng thu về đầy thú vị
Thời gian trôi mãi biết tìm đâu 

Hương Lệ Oanh VA 
Oct. 3, 2023

Họa 4:

Cảm Thu

Thu đi lá đổ quyện vào nhau
Đỏ úa vàng nâu đủ sắc màu
Chim gọi líu lo rời xứ bắc
Tiêu điều nhìn cảnh lộ ưu sầu
Ly hương thờ thẫn nhìn trăng sáng
Khoắc khoải nhớ nhà biết cảm thu
Trơ trọi hàng cây thêm ảo nảo
Đêm dài ngày ngắn ngỡ nơi đâu
 
PTL

Oct. 2023

Họa 5:

Chiều Thu

Bóng mây xao động, sóng xô nhau,
Trời ngả về tây nắng chuyển mầu.
Chim lạc rừng xưa hồn khắc khoải,
Thuyền xa bến cũ dạ u sầu.
Mặt sông tỏa khói, hơi sương nhuộm,
Chiếc lá lìa cành, mặt đất thâu.
Sấm nổ, mưa giăng, tia chớp lóe,
Nước tràn, bong bóng chảy về đâu?

Minh Tâm


Đêm Thu 

 Ca sĩ Hà Thanh trình bày













01 tháng 10, 2023

Cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng họp mặt tại Little Saigon

 

Cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng họp mặt ‘Về Mái Trường Xưa’ tại Little Saigon

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

STANTON, California (NV) – Đông đảo thầy cô, quan khách, cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng cùng gia đình đến dự Đại Hội Trung Học Nguyễn Bá Tòng lần thứ 8, qua chủ đề “Về Mái Trường Xưa,” vào trưa Thứ Bảy, 26 Tháng Tám, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 1, thành phố Stanton.

Các giáo sư và cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Ngoài những người từ các tiểu bang tại Hoa Kỳ về dự, còn có những người từ những quốc gia khác như Canada, Úc và Việt Nam cũng về chung vui.

Cựu học sinh Nguyễn Xuân Thúy, trưởng ban tổ chức, phát biểu: “Thưa các anh chị đồng môn, ‘Không thầy đố trò làm nên.’ Trong tuổi học trò, chúng ta đã học hỏi và nghe theo lời chỉ dạy của thầy cô, họ đã ban cho chúng ta một hành trang kiến thức để bước vào đời. Kính thưa quý thầy cô, ơn thầy chưa trả xong, mà hôm nay, chúng em có đến hơn 30 thầy cô về tham dự. Vì thế, chúng em rất là cảm động, vì khi thấy quý thầy cô đều cao tuổi, nhưng vẫn cố gắng đến gặp những học trò cũ của mình. Từ những ân tình đó, buổi họp mặt hôm nay mới có chủ đề ‘Về Mái Trường Xưa.’ Nơi xưa ấy, có thầy xưa, bạn cũ và những kỷ niệm êm đềm trong tuổi học trò mà chúng ta không thể nào quên được.”

Cựu học sinh Kim Chức, thành viên ban tổ chức, cho hay: “Trong không khí của mùa Hè nắng ấm tại Little Saigon, ban tổ chức một lần nữa lại được chào đón quý thầy cô thân thương từ khắp nơi trở về, như một chuyến trở về với mái trường Nguyễn Bá Tòng xưa yêu dấu. Trong tinh thần ‘Tôn sư trọng đạo,’ một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy, chúng em xin kính tặng quý thầy cô một món quà nho nhỏ để làm kỷ niệm cho ngày họp mặt cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng lần thứ 8.”

Các thành viên trong ban tổ chức. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Trong số giáo sư về từ phương xa, cựu Giáo Sư Nguyễn Trọng Dương, từ Úc sang, nói với phóng viên nhật báo Người Việt: “Nguyễn Bá Tòng là trung học tư thục Công Giáo nổi tiếng tại Sài Gòn trước 1975, do các linh mục điều hành, nên các học trò rất ngoan hiền, lễ phép và hiếu học. Bây giờ, dù Sài Gòn và trường Nguyễn Bá Tòng đã bị mất tên, nhưng tên thành phố Sài Gòn và trường Nguyễn Bá Tòng vẫn luôn mãi trong tâm thức của chúng tôi như ngày xưa ấy.”

Cựu Giáo Sư Vũ Khắc Tế, từ Dallas, Texas về, nói: “Theo tôi, ngày xưa tại Sài Gòn có rất nhiều trường trung học tư thục, nhưng các nữ sinh đã sáng suốt chọn ngôi trường Nguyễn Bá Tòng, không phải là ngôi trường có nhiều cao ốc và sân trường lộng lẫy những cây hoa đào, hoa phượng, mà điểm chính là các nữ sinh đã chọn được ngôi trường giáo dục tốt, từ ban giám hiệu là những vị linh mục rất chăm chú về vấn đề đạo đức của các học sinh, và quý soeur chăm lo về kỷ luật rất nghiêm khắc.”

Nhà văn Trần Phong Vũ, cựu giáo sư Nguyễn Bá Tòng, tâm tình: “Mỗi lần họp mặt như thế này, đối với tôi là một kỷ niệm rất lớn. Sau ba năm đại dịch COVID-19, bây giờ các cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng mới tái họp mặt. Vì thế, mặc dù gần bước vào lứa tuổi 92, nhưng tôi vẫn cố gắng đến dự để được gặp lại những người bạn đồng môn, và gặp lại các em cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng.”

Ban tổ chức tặng quà cho các giáo sư. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Cựu Giáo Sư Lê Trần Đức gần 90 tuổi, hơn 18 năm qua đều “Về Mái Trường Xưa” mỗi khi cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng tổ chức họp mặt.

Ông Đức kể lại: “Tôi cũng là cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng từ năm 1956, lúc đó trường mới thành lập đầu tiên, tôi là học sinh lớp Đệ Tam B2. Kỷ niệm ngôi trường Nguyễn Bá Tòng đối với tôi rất dồi dào nên có rất nhiều kỷ niệm. Tôi còn nhớ thầy dạy Pháp Văn của tôi là Giáo Sư Trần Bích Lan (thi sĩ Nguyên Sa) thường nói với nhóm học sinh chúng tôi là, ‘Học đàng hoàng, rồi thầy cho nghe thơ.’”

Cựu học sinh từ Việt Nam sang, bà Vũ Thị Linh Anh, kể lại: “Tôi học Nguyễn Bá Tòng từ năm 1970, và đã đến California được bốn lần nhưng chưa được tham dự đại hội Nguyễn Bá Tòng. Vì thế lần này tôi nhất định phải đến dự, để gặp lại những vị thầy cô và bè bạn cũ sau gần 50 năm xa cách. Cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng ngày xưa tóc còn xanh chung vui dưới mái trường, bây giờ gặp lại nhau thì có nhiều người tóc đã bạc màu. Nhưng còn được gặp nhau là niềm vui vô cùng quý giá.”

Cựu học sinh Phạm Thị Thanh Hương, từ Boston, Massachusetts, nói: “Tôi học Nguyễn Bá Tòng từ những năm 1970-1977. Trong thời học sinh của chúng tôi rất hồn nhiên và vui vẻ, và cũng có nhiều thầy cô rất thương mến mình. Vì thế, chúng tôi không thể nào quên đi những kỷ niệm đẹp và êm đềm dưới mái trường thân yêu Nguyễn Bá Tòng.”

Từ trái, các Giáo Sư Trần Huy Bích, Vũ Thị Sâm và Nguyễn Trọng Dương. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Chương trình văn nghệ đặc biệt do ban văn nghệ cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng khắp nơi về trình diễn khiến ai nấy đều xao xuyến nhớ lại thời học sinh.

Trường  Nguyễn Bá Tòng được thành lập từ năm 1955, với sự hỗ trợ của cơ quan Caritas Germanica (Đức) và cơ quan NCWC của Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ngôi trường này được đặt tên của Giám Mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong giám mục vào năm 1933, và chính thức làm giám mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1935.

Ngày xưa, ngôi trường này nằm tại số 73-75 đường Bùi Thị Xuân, ngay giao lộ với đường Bùi Chu (nay là Tôn Thất Tùng). Dãy nhà đầu tiên của trường gồm ba tầng nhà dài 80 mét, rộng 10 mét, gồm 25 phòng học, hai phòng giáo sư, một thư viện, và một số phòng nhỏ dành cho ban giám thị.

Từ năm 1966 đến 1968, để đáp ứng số lượng học sinh càng ngày càng tăng và cũng để tăng phẩm chất giảng dạy, trường Nguyễn Bá Tòng đã xây thêm hai dãy nhà bốn tầng dài 50 mét, rộng 10 mét. Trường có nhiều cấp lớp từ Đệ Thất (lớp Sáu) đến Đệ Nhất (lớp Mười Hai) và có đủ các ban A (Lý Hóa), B (Toán) và C (Văn Chương).

Cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng (San Jose) và hình Trung Học Nguyễn Bá Tòng. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Tuy là một ngôi trường trung học tư thục nhưng trường được đánh giá cao trong việc giáo dục và uy tín tại Sài Gòn. Nhiều nữ ca sĩ nổi tiếng đã từng theo học trường Nguyễn Bá Tòng như Mai Hương, Khánh Ly, Ý Lan, Quỳnh Hương… Nhạc sĩ Thu Hồ cũng từng dạy nhạc ở trường này.

Mặc dù là trường của giáo hội Công Giáo thành lập, do các linh mục quản lý, nhưng trường cũng nhận học sinh ngoại đạo.

Từ 1971 trường Nguyễn Bá Tòng ở đường Bùi Thị Xuân được chia làm hai, trường cũ dành cho nữ sinh, và trường nam sinh được tọa lạc ở số 4 Hoàng Hoa Thám, Gia Định (thường được gọi là Nguyễn Bá Tòng Gia Định). [qd]