21 tháng 4, 2025

Sự Khác Nhau Giữa Tiếng Chuông Nhà Thờ và Tiếng Chuông Chùa _Bella

 

Tác giả: Bella .
Nguồn: FB Linh Mục Mi Trầm



Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.
Vậy tiếng chuông nhà thờ và tiếng chuông chùa khác nhau như thế nào? 
Một bên hướng ngoại và một bên hướng nội! 
Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ. Cả hai đều là chuông đồng, loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.
 
Thiết kế và cơ cấu hoạt động:

1. Chuông Nhà Thờ:  


Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong...đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất. Hình ảnh chuông nhà thờ Phân tích ngũ hành có: Con lắc (kim) + chuông (kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy ) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh - sự Hỉ lạc. Tiếng chuông sẽ giống như : Đi ..đi..đi..ta đi..ta đi. "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở_trích kinh thánh Mt 7:7 ". Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở lòng ra ,đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình - hướng Ngoại.
 
2. Chuông Chùa:


Chế tác từ nguyên liệu là đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất, thiếc chuẩn và sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao. Khi đồng đã ở dạng lỏng, người thợ tiến hành pha thêm tỷ lệ các kim loại Thiếc - Đồng, thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn, kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất. Hình ảnh chuông chùa Phân tích ngũ hành có: Chuông (kim)+ chày (mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc, theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống (thổ ). Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu - sự Định tâm. Tiếng chuông sẽ giống như : Vô ..vô ..đi vô ..đi vô . "Canh phòng tâm thật kỹ càng!  Hãy tự mình cứu lấy mình!  Mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi.  Trích kinh Pháp cú từ 155 -327"
 


Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát Vipassana mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ - hướng nội.  Mỗi lần nghe tiếng chuông ngân nơi cửa Phật là lòng tôi như được thức tỉnh, chở che giữa chốn Thiền định, thanh tịnh.  Trong 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo: 
- Chuông chùa âm hưởng Rê - Mi từ 417 - 569hz giúp loại tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ phức tạp. 
- Chuông nhà thờ âm hưởng Sol - La từ 529 - 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ hướng tích cực.  Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.  Lắng nghe âm thanh, hiểu về cuộc sống.... Sẽ thấy cuộc đời này thi vị, đa dạng và đẹp làm sao. Bella

18 tháng 4, 2025

NỖI LÒNG NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO_Nguyễn cang

 

NỖI LÒNG NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO

(Tháng Tư buồn, viết thay lời vợ sau 1975)

 


 















Ta lưu lạc không nhà nơi thành phố
Đông phong về đêm lạnh phủ mù sương
Ta còn đây hay đã mất quê hương
Nghe con khóc biết mình còn đang sống

Xuân sắp đến bạc tiền như vườn trống
Hạt mưa rơi gom nỗi nhớ vào tim
Đi về đâu trong cõi vắng im lìm
Nghe mặn đắng bờ môi tê buốt giá

Mùa đông lạnh anh phong phanh áo vá
Gió cao nguyên có tê tái trong lòng
Thân phận nghèo mình cứ mãi long dong
Em vẫn đợi vẫn chờ ngày gặp lại

Soi gương mặt tóc nào còn xanh mãi
Chiều Tân Quy* chiều mắt đỏ mong chờ
Trong khổ đau đành mất tuổi mộng mơ
Đứa con nhỏ giật mình kêu mẹ khóc

Trả hết anh những hẹn hò trách móc
Còn lại đây những cay đắng dật dờ
Rót ưu tư vào bến giác hoang sơ
Lau nước mắt nhạt nhòa mưa cuối hạ!

Nguyễn Cang
Apr . 10, 2025

17 tháng 4, 2025

Hội thảo Simulator nhà máy điện nguyên tử năm 2014



Hàng năm SCS (The Society for Modeling & Simulation International) tổ chức hội thảo cho nhân viên đại diện Simulator của nhà máy điện nguyên tử ở Mỹ và thế giới.
SCS là 1 tổ chức tình nguyện không vụ lợi, thành lập năm 1952 gọi là Simulation Councils Inc. và trở thành The Scociety for Computer Simulation được gọi tắt là SCS.
SCS là 1 tổ chức hình thức quốc tế có hơn 150 quốc gia tham dự. Hội viên bao gồm chính phủ, công xưởng kỹ nghệ và những ai quan tâm đến modeling simulation.
Hàng năm hội viên họp mặt 1 tuần để chia xẻ kinh nghiệm, trình bày những kỹ thuật mới nâng cao hiệu năng simulation cho nhà máy điện nguyên tử.
Năm nay SCS họp mặt ở thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, miền trung Nam nước Mỹ vào tuần lễ 20-24 tháng 1 năm 2014.
Trong tuần lễ này, đại diện NRC phát biểu, nhắc nhở những qui luật của chính phủ về simulation (10 CFR 55.46c,d), điều lệ ANSI3.5-2009. Những thay đổi của simulator tạo ra tiêu cực trong khi huấn luyện sẽ mang đến ảnh hưởng tai hại cho nhân viên điều khiển nhà máy nguyên tử.
Ông nhấn mạnh về việc sử dụng glasstop simulation trong chương trình huấn luyện. Glasstop simulation dùng computer và touch screen (màn hình cảm ứng) để giúp học viên trao dồi kỹ năng và sự hiểu biết về nhà máy nhưng nó không thực tế.

Glasstop simulator

Nhân viên Dominion Simulator kiểm tra glasstop simulator ở xưởng chế tạo ở tiểu bang Pennsylvania:


Ngoài glasstop simulator, nhiều công ty trình bày về model cho hậu tai họa của Fukushima ở Nhật để huấn luyện nhân viên điều khiển nhà máy hạt nhân khi tình trạng động đất và sóng thần xảy ra .
Năm nay đại diện Anh quốc và Tây ban nha cũng trình bày về hoạt động mới ở Anh và Âu châu. Phần đông nhà máy nguyên tử ở Mỹ đã hơn 27 tuổi. I/O (input/output) đã cũ, không còn phụ tùng thay thế nên phải thay đổi. Hội viên chia xẻ những khó khăn khi thực hiện. Nhân viên về hưu cũng để lại khoảng cách trống rổng cho kỹ sư software và hardware. Đặc biệt về Hardware, không có người thay thế. Họ phải dùng cán sự điền vào chổ trống và kết quả không như ý muốn. Cán sự không am tường về computers, network, audio video, communication (dụng cụ truyền thông) và phải mất thời gian khá lâu (ít nhất 5 năm) mới rèn luyện được căn bản. Phần lớn simulator ở Mỹ lệ thuộc vào vendor (người cung cấp) để bảo trì.
Dominion simulator ở Surry và North Anna, tiểu bang Virginia không lệ thuộc vào vendors. Kỹ sư Hardware tự bảo trì, sửa chửa và chế tạo mạch diện (design circuits) khi cần. Hardware Engineer của Surry và North Anna xuất thân từ cán sự nhà máy cho nên rất am tường về instrumentation. Sau những năm tốt nghiệp đại học 4 năm, họ được gởi đi học, đi hội thảo về computers, network, communication. Hai kỹ sư này, mỗi người có hơn 30 năm kinh nghiệm về simulation, computers. Một ngày nào đó Dominion cũng lâm vào tình trạng chung khi Hardware Engineer về hưu.
Một trong những điều thú vị khi 1 hội viên trình bày về những kinh nghiệm anh ta tuyển dụng nhân viên Hardware. Trong Resumé người nộp đơn liệt kê văn bằng, kinh nghiệm, khi phỏng vấn qua điện thoại, ứng viên thao thao bất tuyệt nhưng khi thi thì ứng viên có trình độ dưới mức trung bình.
Như vậy phương pháp của ông cha để lại đã lạc hậu:
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Cũng trong chuyến hội thảo này, 1 cựu giáo chức thăm viếng gia đình Đinh Đức Huy, tiến sĩ vật lý nguyên tử, mới biết anh ta từ bỏ chức vụ lảnh đạo ở nhà máy điện nguyên tử ở Louisiana để về giúp Việt nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Công việc không như ý muốn, anh Đức họp tác làm ăn về dầu khí, nuôi tôm và đã từ trần.

Hiện nay (20230 công ty Corys ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Florida đã thiết lập toàn bộ glasstop simulator.
Tháng 11 năm 2023, Tác giả trở lại nơi làm việc, Sury Nuclear Power training Center, và quan sát glass top simulator.











16 tháng 4, 2025

VTM 169 _Ngậm Ngùi_Hương Lệ Oanh VA

 



Xướng:

Ngậm ngùi nhớ tháng tư xưa
Trời long đất lở bởi vừa trãi qua
Xảy ra biến cố nước nhà
Nồi da xáo thịt thật là đáng thương
Năm mươi năm trước đoạn trường
Chồng lìa xa vợ vấn vương mẹ già
Rồi thêm thảm cảnh không cha
Đời người chứng kiến xảy ra đau lòng
Thầm gào tạo hóa bất công
Thôi đành chịu nhục ẵm bồng trẻ thơ
Bao nhiêu chồng chất bất ngờ
Bây giờ nhìn lại cuộc cờ còn nguyên
Hương Lệ Oanh VA
Tháng tư 2025

Họa 1:

Đổi đời
Tháng Tư ngày ấy năm xưa
Năm mươi năm chẳn như vừa hôm qua
Tang thương mất cả quê nhà
Miền Nam thất thủ mới là thảm thương
Vang lên tiếng khóc miên trường
Chồng đi cải tạo sầu vương mọi nhà
Long đong nợ nước tình cha
Trần ai bể khổ hiện ra đắng lòng
Địch bày thế trận tấn công
Dân đành bỏ chạy tay bồng con thơ
Ai gieo tang tóc chẳng ngờ
Mà nay nhìn lại bàn cờ vẫn nguyên
Nguyễn Cang  
Apr.4,2025

Họa 2:

Năm xưa
Thẫn thờ nhớ lại năm  xưa
Năm mươi năm đó tưởng vừa mới qua
Quốc vong đành phải tan nhà
Chia đàn xẻ nghé thật là đau thương
Anh hùng trên bãi chiến trường
Giờ đây ngả nón còn vương mẹ già
Trẻ em thì lại mất cha
Ngục tù vô đạo nhận ra lang lòng
Cướp nhà miệng bảo của công
Màn trời chiếu rách tay bồng con thơ
Còn chi mà phải nghi ngờ
Trăm mưu ngàn kế hùa cờ Mông Nguyên
PTL

Quân Mông Nguyên xâm chiếm Đại Việt năm 1257

Họa 3:

Đổi đời
Ngỡ ngàng nhớ lại năm xưa
Tưởng chừng như thể mới vừa hôm qua
Nửa phần thế kỷ xa nhà
Tuổi đời chồng chất chỉ là xót thương 
Kính người gục ngã chiến trường 
Để thân goá bụa thêm vương tuổi già
Một mình một bóng không cha
Ai trông mà chẳng nghĩ ra tấc lòng
Còn thêm bao nỗi bất công
Tấm thân gầy guộc, ẩm bồng trẻ thơ
Làm sao học được chữ ngờ
Tang Điền Thương Hải bàn cờ chẳng nguyên
THT
倉海變為桑田
Thương: Màu xanh. Hải: biển. Biến: biến đổi. Vi: là, làm. Tang: dâu. Điền: ruộng. Tang điền: ruộng dâu.
Thương hải biến vi tang điền là biển xanh biến làm ruộng dâu. Ý nói: việc đời luôn luôn thay đổi.

Họa 4:

Thổn thức
Chong đèn gẫm lại chuyện xưa
Nỗi vinh nhục ấy như vừa hôm qua
Nát lòng mất nước tan nhà
Mang thân nhược tiểu thật là đau thương
Không thua trực diện chiến trường
Đành buông súng lúc phải vương lão già
Năm mươi năm biệt quê cha
Nay trông thế sự thấu ra nghẹn lòng
Chúng vơ vét của giành công
Sa cơ viễn xứ... Bềnh bồng lời thơ
Ầu ơ vinh nhục đâu ngờ
Một khi gió đổi thế cờ hoàn nguyên!
TQ
Apr. 07, 2025


1. Tân nhạc: Sài gòn ơi vĩnh biệt
Nhac sĩ: Nam Lộc
Ca sĩ: Nam Lộc



.

.
..



2. Cổ nhạcNghe Vọng Cổ Nhớ Quê Hương

Soạn giả: Viễn Châu
Nghệ sĩ: Minh Phụng




Nói lối:
Đất khách đêm nào lạnh hơi sương,
Đèn khuya hiu hắt quạnh canh trường,
Bơ vơ hồn gởi về vô định,
Bóng nhỏ âm thầm vọng cố hương.

Câu 1:
Đất lạ tɾời xa đêm dài lẻ bóng
Cả không gian như chìm tɾong màu tuyết tɾắng
Giữa tầng cao không một ánh sao tɾời
Lại một mùa đông nơi đất khách quê người
Hiu hắt đèn đêm soi mờ ngõ vắng
Bóng nhỏ âm thầm lê bước giữa tɾời khuya
Tôi nghe lòng mình sao tɾống tɾải bơ vơ
Trận gió tàn đông buốt lạnh vai mềm
Bước âm thầm tɾên mấy quãng đường đêm
Gió giật từng hồi cho cành ɾơi lá đổ.

Câu 2:
Áo ấm đơn sơ tɾên vai gầy lạnh buốt
Núi ngàn xa lướt thướt gió đông về
Cảnh vật về khuya sao hoang vắng tứ bề
Lặng lẽ tɾời đêm ρhố ρhường xa lạ
Suốt mấy đoạn đường không thấy một người quen
Tôi ngồi một mình tɾên ghế đá công viên
Nhìn khói thuốc hững hờ bay tɾước gió
Nghe văng vẳng có tiếng ai ca vọng cổ
Tôi bỗng ngậm ngùi thương nhớ dặm tɾời xa.

Lý con  sáo:
Đêm tha hương, tuyết tɾắng bay đầy không gian
Trời đông màu thê lương, biết ai đâu gởi chút tâm tình  
Khi cách bóng xa hình  
Ngày lại ngày ngồi mơ cố hương
Quên tóc xanh  đã ρha màu sương
Lời ca buồn từ xa nghe vấn vương
Nghe nỉ non thêm nhớ nhung người xưa.

Câu 5:
Điệp ơi ! mái tóc xuân xanh Lan đã cắt đi với lời khẩn nguyện,
Trong  khi giữa thiền môn còn vọng lại tiếng chuông……. buồn
Tiếng ca của ai nức nở giữa đêm tɾường
Sao bỗng thấy tim mình ɾay ɾức
Hơn cả tuyết tɾời giá lạnh của mùa đông
Ở quê nhà ai có nhớ đến tôi không
Một cánh chim bé bỏng giữa khung tɾời bão tố
Đêm đất khách nghe mấy câu vọng cổ
Cũng thấy ɾưng ɾưng giọt lệ nhớ quê nhà.

Câu 6:
Bông tuyết tɾắng vẫn bay đầy tɾước gió
Cả đất tɾời như bao ρhủ một màu tang
Khắp ρhố ρhường lặng lẽ giữa màn đêm
Thiên hạ đã êm đềm tɾong giấc ngủ
Chỉ có tôi là kẻ mang nhiều tâm sự
Nghe tiếng ca buồn thất thểu nhớ quê hương
Giáo đường vọng mấy hồi chuông
Hồi chuông nức nở hồi chuông nguyện cầu.
Ôi! mấy tiếng tơ đồng ai dạo giữa tɾời khuya
Lời ca cổ thêm gợi sầu lữ thứ
Đêm khuya lẽ bước một  mình  
Nghe ca vọng cổ thêm nặng tình quê hương.



10 tháng 4, 2025

VTM 168_ Đợi phà_PTL

 


Xướng:

Đợi phà
Đợi phà nhớ Mẹ chơi vơi
Ngắm nhìn nước chảy ra khơi bồi hồi
Mẹ về tiên cảnh lâu rồi
Sao mà vẫn cứ đứng ngồi không yên
Nhớ năm hạn hán truân chuyên
Thân cò lặn lội triền miên rã rời
Trên phà trăng rọi sáng ngời
Ngậm ngùi ký ức của thời ấu thơ
Ví dầu ru ngủ ầu ơ
Giựt mình thức dậy cơn mơ qua phà

PTL
April. 2025

Họa 1:

Đò Chiều 
Tháng ngày mộng cũ chưa vơi 
Đò chiều sóng vỗ biển khơi liên hồi 
Mẹ đà khuất bóng xa rồi 
Lòng con khi đứng lúc ngồi chẳng yên 
Mẹ hiển đức hạnh chính chuyên 
Chịu nhiều khổ nhọc liên miên không rời 
Lặng nhìn dáng mẹ rạng ngời 
Như đêm trăng sáng một thời còn thơ 
Võng đưa kẻo kẹt hò... ơ 
Sóng buồn không vỗ vì mơ bóng phà 
Hương Lệ Oanh VA

Họa 2:

Đời thường
Cuộc đời như nước đầy vơi
Thăng trầm theo sóng bể khơi từng hồi
Đến khi mộng ước tan rồi
Con thuyền cập bến bồi hồi ngủ yên
Nhớ về quá khứ tinh chuyên
Bao phen đối phó liên miên rụng rời
Thành công cũng đến một thời
Vinh quang tỏa sáng rạng ngời như thơ
Mỉm cười khẻ hát u ơ
Mặt mày hớn hở nằm mơ trên phà
THT

Họa 3:

Một lần qua phà
Qua phà tâm sự đầy vơi
Những cơn sóng vỗ ngoài khơi từng hồi
Xa quê đi học năm rồi
Mà sao vẫn nhớ lại ngồi chẳng yên
Nhớ cha nhớ mẹ trăm chuyên
Nhớ anh nhớ chị liên miên rụng rời
Những đêm trăng sáng ngời ngời
Chạy chơi u mọi một thời tuổi thơ
Xa rồi tiếng võng ù ơ
Không còn bến cũ để mơ đi phà
Nguyễn Cang
Mar. 31, 2025.

Họa 4:

Tháng tư
Nỗi riêng khắc khoải đầy vơi
Niềm chung thao thức biển khơi mấy hồi
Năm mươi năm đã đến rồi
Trong nhà ngoài ngõ nằm ngồi chưa yên
Xưa Người hiền hậu cần chuyên
Không như nay chúng thụy miên tách rời
Ngước trông trăng tỏ ngời ngời
Nhớ xưa quê mẹ một thời nên thơ
Vẵng trong điệp khúc... À ơ...
Tiếng ai thảng thốt ước mơ chuyển phà.
 Tâm Quã.
Apr.02, 2025.
 
Họa 5:


Hương xưa
Sông đời cứ mãi đầy vơi,
Lao xao muôn sóng trùng khơi từng hồi.
Bến xưa giờ đã xa rồi
Thuyền trôi vun vút chẳng ngồi nghỉ yên
Miệt mài gắng sức cần chuyên,
Đường trần một chuỗi mộng miên chưa rời.
Nhìn trăng soi sáng rạng ngời
Ngược dòng ký ức nhớ thời ngây thơ.
Bạc đầu, lòng chẳng thờ ơ,
Qua cầu cao vút còn mơ chuyến phà.
Minh Tâm

    

1. Tân nhạc:

Qua đò nhớ Mẹ

Tác giả: Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh

Nhạc: Nguyễn Ngọc Tiến

Ca sĩ: Hà Quang





2. Cổ nhạc:




Cây Sầu Đâu Quê Mẹ
Soạn giả: Hoàng Song Việt
Nghệ sĩ: Thoại Mỹ & Đào vũ Thanh


Chú thích:
Để thu ngắn thời gian nên bài ca đã cắt lớp Phụng hoàng sau nói lối. Xin cáo lỗi soạn giả.


Nói Lối
 
Nữ:
Đêm nay trời trở lạnh
Gió giao mùa lay động nhánh sầu đâu
Nam:
Văng vẳng đâu đây thánh thót giọt đàn bầu
Và những tiếng mẹ ru ngọt ngào trong kỹ niệm.
Nữ:
Ầu ơ, chiều chiều ra đứng ngõ sau,
trông về quê mẹ... Ầu ơ...
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 
Vọng Cổ 

Câu 1: 
Nữ:
Và những tiếng ru xưa như cứ buồn theo năm tháng, như tiếng vạc kêu sương giữa đêm trường lẻ bạn dù biết chẳng còn ai để thương nhớ... mong... chờ.
Khi những đứa con vẫn vô tư trong tình thương vô bến vô bờ.
Nam:
Vẫn theo mẹ đến trường ngày hai buổi,
vẫn nô đùa trong lứa tuổi ngây thơ.
Nữ:
Cây sầu đâu già cội đứng bơ vơ,
lá sầu đâu rơi qua mấy độ thu tàn.
Con đường làng vẫn quen lối quanh co,
nghiêng ngã cánh cò trên đồng trưa ruộng sớm.
 
Câu 2:
 
Nam:
Rồi chiến chinh ngập trời khói lửa,
mẹ dắt dìu hai con trôi nổi chốn thành đô.
Tiếp tục gian truân cảnh làm thuê ở mướn,
để cho hai con được cơm áo no lành.
Nhà tạm vách thưa dưới mái hiên đình.
Nữ:
Con khôn lớn mẹ lưng còng tóc bạc,
gánh thân trần làm chai cả đôi vai.
Nam:
Con gái thành danh trên sân khấu,
Nữ:
Con trai đổ đạt chốn khoa trường.
Nam:
Như những cánh chim non rời tổ,
chồng chất cho đời của mẹ nổi cô đơn.
 
Ngâm Thơ
 
Nam:
Đêm đêm mẹ vẫn chong đèn
Chờ con của mẹ bên thềm mẹ ơi.
Nữ:
Lá sầu đâu vẫn còn rơi
Cây sầu đâu vẫn chờ nơi quê nghèo.
 
Câu 5:
 
Nam:
Chưa kịp trở lại quê xưa thăm cây sầu đâu già nua cằn cổi,
thì mẹ đã ra đi về nơi vĩnh biệt giữa một đêm đông tầm tả trận... mưa... buồn.
Tiếng chuông mỏ ngân nga như lời nguyện cầu mẹ siêu thoát linh hồn.
Bạn hữu thắp hương với tấm lòng thương tiếc,
và chia sẽ nỗi buồn mất mát của hai con.
Nữ:

Nhưng làm sao sớt chia được nổi buồn mất mẹ,
người mẹ đã dâng trọn cuộc đời làm lẻ sống cho con.
Nam:
Cha đi lòng mẹ héo hon,
mẹ đi để lại cho đời con khối sầu.
 
Câu 6:
 
Nữ:
Ngày chúng con đã thành nhân chi mỹ,
muốn trọn lòng báo hiếu với từ thân.
Muốn mua tặng mẹ từng tấm khăn manh áo,
muốn dâng cho mẹ từng vật lạ món ngon.
Nam:
Muốn hát cho mẹ nghe một bài ca đẹp nhất,
ca ngợi tấm lòng của người mẹ thương con,
thì hởi ơi mẹ đã không còn nữa.
Cho đất thãm trời đau cho lòng con tan nát,
cho cội sầu đâu lả ngọn bởi đau sầu.
Nữ:
Con đi mẹ dắt qua cầu,
Trần ai muôn nẻo dãi dầu nắng mưa.
Nam:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Nhớ hình bóng mẹ chín chiều ruột đau.








06 tháng 4, 2025

Nữ điệp viên" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, bà là ai?

 


An Tư công chúa (chữ Hán: 安姿公主)
https://en.wikipedia.org/wiki/An_T%C6%B0

Đây có thể xem là nàng công chúa đặc biệt nhất của lịch sử Việt Nam. Đóng góp của nàng vào chiến thắng của nhà Trần trước quân Mông Nguyên là rất lớn, nhưng chưa được ghi nhận xứng đáng.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhắc đến công chúa An Tư (không rõ năm sinh, năm mất). Nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông, cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Sinh thời, công chúa An Tư xinh đẹp tuyệt trần, được Trần Thánh Tông yêu mến hết mực nên được gọi là Hoàng quý muội hay Thánh Tông Quý muội.

Thông tin về công chúa An Tư rất ít, nhưng truyền thuyết dân gian về nàng lại khá nhiều. Tương truyền An Tư công chúa yêu thầm Yết Kiêu, nhưng Yết Kiêu lại một mực chung tình với cô lái đò. Sau này nàng hứa hôn với Trần Thống, Hoàng tử Chiêu Thành.

Nhưng đáng tiếc là thời điểm đó giặc Nguyên lại xâm lược nước ta vào cuối năm 1284. Quân địch quá mạnh, trước tình thế cấp bách, vua quan nhà Trần đành phải chấp thuận dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan để làm “thư giãn nạn nước”.

Trên danh nghĩa, An Tư được gả cho Thoát Hoan, nhưng thực tế nàng bị cống nạp. Thế nhưng với nhân dân, triều đình nhà Trần, đây là sự hy sinh lớn lao của An Tư cho giang sơn xã tắc.

Sau khi làm thiếp Thoát Hoan, cuộc sống của An Tư thế nào không ai biết. Nhưng theo một số ghi chép, nàng đã âm thầm mật báo những tin tức quan trọng cho nhà Trần. Nói cách khác, An Tư công chúa như một “nữ điệp viên cao cấp” của nước ta.

Vài năm sau nhà Trần phản công, đánh cho quân Nguyên tan tác, đại bại. Thoát Hoan thậm chí còn phải chui ống đồng để trốn về nước, Toa Đô thì bỏ mạng lại đất Việt. Vua tôi nhà Trần vui mừng không kể, tổ chức lễ mừng công, khen thưởng công thần, truy phong cho tướng lĩnh. Thế nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến công chúa An Tư. Hậu thế sau này buồn cho công chúa, nhưng cũng hiểu được cho cái khó của nhà Trần khi không thể công khai nhắc đến nàng.

Vậy số phận của công chúa An Tư về sau ra sao? Theo “Việt Sử tiêu án” chỉ chép lại ngắn gọn: “An Tư qua trại Thoát Hoan và không rõ kết cục ra sao”. Lại có người cho rằng nàng đã tự mình tuẫn tiết. Có lẽ đó là cái kết nhẹ nhàng nhất với nàng. Hãy thử tưởng tượng một công chúa bị đem đi làm “cống phẩm”, nhưng cuối cùng phu quân lại thua “nước mẹ” của mình và phải bỏ chạy về nước, liệu nàng ấy có thể có cuộc sống tươi sáng được không?

Sử sách vẫn so sánh An Tư công chúa với Huyền Trân công chúa khi cả 2 đều phải lấy chồng “ngoại quốc” vì đất nước. Nếu phải đặt lên bàn cân, An Tư có phần đáng thương hơn khi phải đối mặt với chiến tranh, làm mật báo, còn Huyên Trần ít ra gả đi trong hòa bình, được yêu thương và tôn làm hoàng phi của Chế Mân.

Điều an ủi là dù nhà Trần không thể vinh danh An Tư công chúa, hậu thế sau này đã làm thay việc đó. Nhiều triều đại sắc phong nàng là thần hộ quốc, dân chúng thì lập đền thờ, người đời trân trọng và nhớ mãi.

VietBF@ sưu tập

27 tháng 3, 2025

VTM 167_Hồn quê_THT

 



Xướng:

Hồn  quê
Nắng vàng lan tỏa rặng mù u
Gió lặng hàng tre ngắm tít mù 
Phảng phất hồn quê trong nắng sáng
Võng đưa nhè nhẹ với lời ru 
Tha hương tưởng nhớ về quê mẹ
Ôm ấp tình quê một nỗi ưu 
Thương quá thương sao người đất Việt
Đắm chìm trong khổ ải nhà
THT

Họa 1:

Chiều  quê
Lất phất hạt mưa cảnh tối u
Chiều quê cảnh vật dưới sương mù
Xa xa giọng điệu lời âu yếm
Tiếng hát u hoài với điệu ru
Rừng lá đồng thưa vàng ánh nắng
Không gian tĩnh mịch chốn vô ưu
Êm đềm thôn dã ngày yên tĩnh
Thóat khỏi phồn hoa tựa ngục tù
PTL
 vô ưu 無優 : không ưu phiền

Họa 2:

Đất Mẹ 
Đất mẹ hồn thiêng cảnh tịch u
Nhớ về  dĩ vãng áng mây mù
Xót xa đời mẹ nhiều cơ cực 
Nước mắt tuôn trào nghẽn điệu ru
Đất khách quê nhà xa cách trở
Dư âm hương sắc đóa vô ưu 
Lang thang lạc lỏng
trên trần thế
Nếm vị đắng cay giống cảnh tù 

Hương Lệ Oanh VA 
Mar. 10, 2025
Chú thích: hoa Vô Ưu được trồng nhiều nơi trong  khuôn viên đền đình chùa còn có nghĩa bạn đang ở nơi vô ưu nên bạn đừng có ưu phiền. Nếu có thì hãy thở đi cười đi rồi sẽ giống như loài hoa ấy sẽ vô ưu

 

Họa 3:

Rừng chiều tháng tư
Bóng chiều rớt xuống cảnh thâm u
Chẳng biết nơi đây chốn mịt mù
Rừng núi chập chùng mây trắng phủ
Đồi sim bát ngát gió êm ru
Dựa lưng cầu sắt* dừng chân nghỉ
Vác gỗ trên rừng hận dấu ưu
Gian khổ bao năm đời bất tận
Thương người thất trận phải lao tù
Nguyễn Cang
Feb. 10, 2025

Cầu sắt Đắc- luông* ở tỉnh Phước Long năm 1978.

Họa 4:

Niềm quê
Từ ngày bái biệt giã từ u
Nương gió lặng chèo đi tất tả
Tựa sương mờ lách lướt êm ru
Đi xa luyến nhớ tình thâm cũ
Ở lại lòng đau cảnh uẩn u
Hồi tưởng quê nhà bao dạ thán
Nói năng kín kẽ khổ tâm tù
TQ
03.24, 2025
Bỏ lại đằng sau những mịt mù

Họa 5:

Chán cảnh chiến tranh
Thế sự sao toàn chuyện tối u.
Đông tây nặng trĩu những mây mù.
Chiều hôm choáng mắt nhìn bom nổ,
Đêm lạnh chui hầm nghe pháo ru.
Lãnh tụ vẽ vời bao ảo vọng,
Dân lành gánh chịu những sầu ưu.
Chiến tranh huỷ diệt, trời như sập,
Quả đất đìu hiu vũng nước tù.
Minh Tâm


1. Tân nhạc: Gọi nhớ quê hương






2. Cổ nhạc: Quê hương và nổi nhớ



Thơ: Đỗ trung Quân 
Tân nhạc: Giám văn Thạch
Vọng cổ: Phan Việt Anh

Tân nhạc:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Vọng cổ
Câu 1:
Quê hương tôi có bến nước dòng sông có rặng dừa soi bóng. Có nhánh me chua có chùm khế ngọt có chiếc cầu tre hôm sớm mẹ đi …về. Có hương cau dìu dịu ánh trăng thề. có đám bướm vàng theo đàn em đi học, có khói lam chiều nhẹ đểm bức tranh quê. Mấy cánh cò còn quyến luyến chân đê. Vụt mai khi lũ trẻ gọi trâu về. Con đò chờ trên bến vắng liêu xiêu. Xao xuyến hồn quê cứ mỗi chiều nhạt nắng

Câu 2:
Kỷ niệm tuổi thơ bức tranh quê yên ấm mãi theo ta qua năm tháng cuộc đời. dù có đi đâu nơi góc biển chân trời, người tìm chốn giàu sang phú quí, kẻ trên đường cầu thực tha phương. Những đêm buồn hay khoảnh khắc cô đơn niềm nhung nhớ cứ chập chờn bên giấc ngủ, bởi quê hương mỗi người chỉ một, đâu dễ gì thay thế được người ơi!
Tân nhạc:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá ngiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Câu 5: 
Chợt tỉnh giấc mơ bên thềm không hoa cau rụng trắng. Chỉ nghe ngoài hiên tuyết nặng sương.... dày. Biết cùng ai san sẻ nổi niềm này. Xin trả lại những ngày thơ đi học. Những trưa hè lặn hụp bến sông quê. Xin Góc trời thu cơn gió thoảng ban chiều , thả mơ ước theo cánh dìều thơ mộng, để người đi thôi sông dài biển rộng, để chiều quê thôi mong ngóng đợi chờ.
Câu 6:
Hò ơi đèn nào cao bằng đèn châu đốc. Dốc nào ngược bằng dốc nam giao. Xa nhau lệ thắm đôi hàng. Đò xuôi bến cũ hò ơi Đò xuôi bến cũ cho nàng về anh. Khúc ca dao nghe tuông trào nước mắt, bước tha phương nơi đất khách xa vời.
Tân nhạc:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

23 tháng 3, 2025

Hoa đào năm ngoái_Trần-Lâm Phát

 



Trong Cung oán ngâm khúc của Ngô gia Thiều có câu:
Trên chín bệ có hay chăng nhẻ ?
Khách quần thoa mà để lạnh lùng!
Thù nhau chi, hỡi đông phong
Góc vườn dãi nắng cầm bông hoa đào
Từ “đông phong” (gió từ phía đông, chỉ mùa xuân) và từ “hoa đào” 
(người con gái có nhan sắc như hoa đào) lấy ý từ điển tích Thôi Hộ
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dùng điển tích Thôi Hộ ghi lại cảnh Kim Trọng trở lại nơi hò hẹn với Thuý Kiều:
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông


Trong Lệ Tình Tập 麗情集 ghi rằng nhân ngày lễ Thanh minh, 
Thôi Hộ di dạo nơi phía nam thành Lạc Dương. Thôi Hộ dừng chân
trước cửa vườn hoa tươi đẹp và gỏ cổng để xin nước uống. 
Một cô gái rất đẹp thẹn thùng núp trong vườn đào. 
Sau khi uống Thôi Hộ lại cất bước lên 
đường. Rồi năm sau cũng vào lễ Thanh minh Thôi Hộ trở lại khu 
vườn này, gõ cửa nhưng không có người ra mở cổng. 
Thôi Hộ làm bài thơ để lại.
Năm sau khi Thôi Hộ trở lại thì có một ông lão ra mở cổng và khóc
 rồi kể cho Thôi Hộ nghe chuyện con gái ông ta, sau khi đọc bài thơ
của Thôi Hộ bèn bỏ ăn bỏ uống và chết, xác cô vẫn còn ở trong nhà. 
Thôi Hộ đi vào nhìn thấy xác của cô vẫn còn hồng hào. Thôi Hộ bèn
khóc than. Đột nhiên người con gái sống lại và kết duyên với Thôi Hộ.

Mời quí đọc giả thưởng thức bài hát "Hoa đào năm 
cũ" của Lê Dinh và Nguyễn Hiền do Nhã Thanh hát. Video do Phung Nang Tran thực hiện đăng trên Youtube . 
Cám ơn tác giả rất nhiều!



 



Sau đây là bài ca cổ nhạc giao duyên do Quốc Đại và Quế Trân trình diễn:



Và đây là bài thơ của Thôi Hộ:

     
    
Đề   Đô Thành Nam Trang
去  年  金  日  此  們  中
Khứ  niên  kim   nhật  thử   môn   trung
人  面  挑  華  相  映  紅
Nhân  diện đào   hoa   tương  ánh hồng
人  面    知  何  處  去
Nhân diện  bất  tri   hà     xứ     khứ
挑  華  依  舊  笑  東  風
Đào  hoa  y    cựu    tiếu  đông phong
崔護 Thôi Hộ

Năm ngoái ở nơi cánh cửa này
Mặt người hồng ửng cánh hoa lay
Năm nay trở lại người đâu nhỉ ?
Chỉ thấy cành đào với gió bay

Trần-Lâm Phát dịch

Đề
đề bài
đô
thủ phủ; tất cả
thành
Cái thành; làm xong
Đô thành: tức là Trường an, kinh đô nhà Đường
Nam
phía nam
trang
trang trại
Đề ĐôThành Nam Trang: bài viết ở thành phương Nam

Khứ
Đã qua
niên
năm
Khứ niên:  năm ngoái
kim
hiện tại
nhật
ngày
Kim nhật: ngày nay, hôm nay
thử
này, nơi này
môn
cửa
trung
trong; ở chính gia
Thử môn trung: ở ngay cái cửa này


去年金日此們中
Khứ niên kim nhật thử môn trung: ngày này năm ngoái nơi cái cửa này
Nhân
người
diện
mặt
Nhân diện: mặt người
đào
cây bông đào
hoa
bông
Đào hoa: hoa đào
tương
相 
hình dáng; giống như
ánh
ánh sáng
hồng
màu hồng
Tương ánh hồng: màu hồng phản chiếu


人面挑華相映紅
Nhân diện  đào hoa tương ánh hồng: Màu hồng của hoa đào phản chiếu trên gương mặt của người thiếu nữ
Nhân
Người
diện
mặt
Nhân diện: mặt người
bất
không
tri
biết
bất tri: không biết
nào; sao: dùng để hỏi như hà cố là lý do gì
xứ
nơi
khứ
đi
hà xứ khứ: đi nơi nào


人面知何處去
Nhân diện bất tri hà xứ khứ: Không biết người ấy nay đã đi đâu 
Có sách ghi: nhân diện chỉ kim hà xứ khứ
人 面 衹 今 何 處 去
Đào
Cây bông đào
hoa
bông
Đào hoa: hoa đào
y
依 
giống như
cựu
Y cựu: vẽ cũ
tiếu
cười
đông
hướng đông
phong
gió
đông phong: gió phía đông. Mùa xuân gió thổi từ phía đông


挑華依舊笑東風
Đào hoa y cựu tiếu đông phong: bông hoa đào năm xưa cười với gió xuân

Từ điển tích này, danh từ “hoa đào” dùng đễ diển tả người con gái đẹp
Bài thơ trên có khi còn gọi là “Đề Tích Sở Kiến” 題昔所見 (Viết về nơi đã thấy )


Dịch thơ:
1. Trần Trọng Kim dịch:
Hôm nay năm ngoái cửa sài
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi
Mặt người chẳng biết đâu rồi
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông

2. Tản Đà dịch:
Cửa đây năm ngoái cũng ngày này
Má phấn hoa đào ửng đỏ hây
Má phấn giờ đây đâu vắng tá
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây

:: Đọc Thôi Hộ

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Ngày này xưa cổng này đây
Hoa đào má đỏ cùng lây ánh hồng
Đã ngưng một điểm thời không
Mở ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ
Đón vào sâu tận cõi bờ
Chưa ai vào được hay mơ được vào
Chợt nghe má đỏ hôm nào
Cười lên từ cổng hoa đào nhặt thưa
Cổng ơi mở cũng bằng thừa
Đừng tin kích thước gửi vào Đường thi
Chàng Thôi ngắm hão rồi đi
Một khung chết đứng mong gì ngàn sau.
Vũ Hòang Chương

Virginia ngày 29 tháng 12 năm 2007
Trần-Lâm Phát