28 tháng 5, 2023

Những Đoạn Khúc Tình Yêu Và Cuộc Sống_Nguyễn Cang

 


1. Bâng Khuâng

Mưa cuối hạ một mình ngồi quán cốc

Nhin lá bay tan tác giữa dòng đời

Cà phê đắng xót xa miền quá khứ

 Để bây giờ nghe hồn lạc mù khơi.

2. Đợi Chờ

Em cất bước trời Thu vương mái tóc

Ta ngồi đây ôm mãi mối tình si

Hoàng hôn xuống đậu trên cành thoi thóp

Đếm lá rơi từng chiếc trải đường về

3. Nhớ Nhung

Ta gói trọn tình yêu và nỗi nhớ

Ước mơ đầu  chấp cánh mộng bay cao

Đêm trăn trở xoay quanh miền ký ức

Đời hanh hao chua xót nỗi nghẹn ngào.

4. Tuổi Mười Chín

Tuổi mười chín em bước vào đại học

Để ngày xưa làm khổ những con tim

Nhặt cánh phượng ép vào trang sách nhỏ

Cho từng đêm, khua nỗi nhớ ngọt mềm.

Nguyễn Cang

Mar 19, 2023

Em du kích Đất đỏ_TLP

 


Em du kích  Đất đỏ

Đất đỏ trong một chiều anh bước vội
Trên đường về nơi quán trọ nhà bên
Nào ai ngờ sóng gió chợt nổi lên
Em du kích bắt anh vào lòng chợ
Với AK em trừng trừng ánh mắt
Thốt nặng lời và đòi giết chết anh
Em bảo rằng anh vi phạm thông hành
Ra ngoài phố vào anh giờ bị cấm
 
Phút phút giây giây em gầm khẩu súng
Chỉa vào anh và xỉ vả không ngừng
Em nhìn anh như ngọn lửa đang bừng
Để thiêu rịu căm hờn em sẵn có
Em bắt anh đứng như pho tượng gỗ
Mặt xanh rờn và nước đổ từng cơn
Tủi cho mình với thân phận cô đơn
 
Hung tin đó truyền nhanh nơi Đất đỏ
Người quanh làng lũ lượt kéo nhau lên
Mở lời xin cho anh được tha về
Em du kích vẫn một lòng lạnh giá
Không xiêu lòng để anh được buông tha
 
Anh: con tàu trong bão tố phong ba
Và thương cảm thân mình như Đất đỏ
Ngôi trường xưa dập vùi trong lửa khói
Mà tay anh đã góp sức dựng lên
Nay đành vùi thân xác lạnh buồn tênh
 
Ba mươi năm sau nhớ về Đất đỏ
Anh bồi hồi nhớ rỏ chuyện năm xưa
Vẫn một lòng thương hại bé ngây thơ
Vì không được đến trường nơi anh dạy
Nên mới có những nghĩ suy man dại
Và điên rồ đã tính hại thân anh
Em bé ơi! đời em có yên lành?

PTL

Virginia tháng 10 năm 2009

Chú thích:

 nước đổ từng cơn: tiểu trong quần

Cảm xúc khi đọc thơ Trần-Lâm Phát

Nỗi niềm của thầy giáo TLP một chiều sau giờ dạy trên đường về nơi nghĩ trọ những ngày sau 30/4/75 anh gặp nạn! 

Đọc bài thơ “Em du kích Đất đỏ” của Trần-Lâm Phát lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ lại chuyện năm xưa!

Giờ đây là quá khứ nhưng nỗi đau chưa nguôi dứt từ những tháng ngày chiến tranh dai dẳng tàn khốc trên quê hương!
Những cảnh tượng xảy ra mồn một trong lòng người dân miền Nam Việt Nam thời bấy giờ đến nay ngót gần nửa thế kỷ!
Bài thơ đơn sơ mộc mạc đã nói lên tấm lòng của người thầy giáo với lòng vị tha thương hại cậu bé du kích ngây thơ không được đến trường nơi anh dạy nên có những nghĩ suy man dại định giết anh. . . ! 
Anh phân vân suy nghĩ sau nầy đời bé có được an lành không?

Trong lúc thập tử nhất sanh anh trơ trọi cô đơn giữa đôi bờ sinh tử.
Tôi chạnh lòng cảm xúc nước mắt rơi tự lúc nào. . . ! 

Thương quê hương và ông thầy giáo trường Đất Đỏ Phước Tuy với lòng bao dung anh vẫn xem em là em dại không được đến trường. . . Và mơ ước giáo dục tuổi thơ. . . Trong thơ tác giả vẫn gọi tên du kích bằng "em" và xưng "anh" như cách gọi đứa em trong gia đình hay đứa học trò nhỏ trong lớp vậy. Điều nầy có thể làm khó chịu đối với người khó tính, nhưng tôi thông cảm cho tác giả vì anh là một nhà giáo trước 75, đã thấm nhuần đường lối  giáo dục thời bấy giờ là :nhân bản, dân tộc, khai phóng.

Đọc thơ mà lòng tôi tuôn bừng lửa giận, nếu  có mặt hôm ấy, với tính khí của tôi, chắc chắn là tôi sẽ giăng 2 tay lấy thân làm tấm bình phong che thân xác thầy để chia xẻ lúc cận kề cái chết của người thầy, của dân tộc tôi . Nguồn cảm xúc muộn màng mong thầy quên đi ác mộng! 

Tôi xin Cảm tác bài họa qua thể thơ thất ngôn trường thiên dựa theo bài thơ EM DU KÍCH ĐẤT ĐỎ của tác giả TLP cựu giáo sư Trung Học Đất Đỏ, là câu chuyện có thật xảy ra cho anh ấy cách  nay 47 năm về trước!

Đất Đỏ chiều về anh bước vội,
Súng AK chỉa thẳng người anh
Tia mắt trừng trừng liếc thật nhanh 
Như muốn giết anh ngay lập tức 
Cho rằng anh phạm luật thông hành

Mạt sát anh như kẻ tội đồ
Súng gườm muốn giết thỏa căm thù
Buộc anh đứng lặng như pho tượng
Hồn phách tiêu tan nước rỉ dò!*

Tin dữ truyền nhanh vùng Đất Đỏ
Dân trong làng kéo đến xin tha 
Em du kích trái tim băng giá
Thừa thắng xông lên lý tưởng tà

Vận nước thân anh như ngọn sóng
Bập bềnh đưa đẩy đến trời xa
Bao nhiêu bão tố ngôi trường cũ
Đốt cháy ra tro chẳng chịu tha

Nơi đất lạ thương về chốn cũ
Bùi ngùi nhớ lại chuyện ngày xưa 
Em du kích nghĩ suy man dại
Anh ước rằng dìu dắt tuổi thơ

Em bé ơi sao em máu lạnh
Hại anh muốn giết chết thân anh
Em cuồng điên dại vì ai thế?
Không biết đời em có được lành???


Hương Lệ Oanh VA

Apr. 26, 2022

* rỉ dò: ý nói tè trong quần


Bài cảm tác của Nguyễn Cang, đóng vai TLP, chia sẻ nỗi sợ hãi của tác giả.

          Tên Du Kích Đất Đỏ

Tan học, chiều về, tôi bước vội
Lối qua  nhà trọ thấy xa thêm
Bất ngờ du kích xông ra chận
Cho biết rằng tôi phạm giới nghiêm!
 
Tuổi hắn độ mười lăm mười sáu
Súng AK chĩa thẳng đầu tôi
Miệng còn hôi sữa sao hăng quá
Như sẵn sàng nhả đạn, trời ơi!
 
Hắn lùa tôi bước vô lồng chợ
Chưởi bới răn đe chẳng tiếc lời
Tôi chết đứng như pho tượng gỗ
Tiêu tan hồn vía toát mồ hôi!
 
Tin dữ loan truyền vùng Đất Đỏ
Phụ huynh kéo đến để xin tha
Tên du kích trái tim băng giá
Quyết phen nầy rỡ mặt mẹ cha
 
Vận nước chông chênh như ngọn sóng
Bập bềnh trôi giạt lạnh bơ vơ
Nhớ trường xưa bảng đen phấn trắng
Của một thời gắn bó đã qua!
 
Nơi đất lạ thương về chốn cũ
Lòng bùi ngùi nhớ chuyện năm xưa
Phải chi du kích vào trường học
Tôi dạy em luân lý tuổi thơ
 
Du kích ơi sao em máu lạnh?
Hại người đời hại cả thân tôi
Em hăng máu bắt giam tất cả!
Không biết đời em có thắm tươi ???

Nguyễn Cang

25-4-2022

24 tháng 5, 2023

18 thế dưỡng sinh trị liệu_Đinh Quốc Hùng

 English version at the end of Vietnamese version

18 thế dưỡng sinh trị liệu

                                    18 ways to breath

Ban biên tập xin giới thiệu bài tập cho sức khoẻ do tiến sĩ châm cứu Đinh Quốc Hùng hướng dẫn .
TS Hùng có giấy phép hành nghề về châm cứu do tiểu bang Californioa, USA cấp. Hiện nay Đinh Quốc Hùng đã nghĩ huu và giải nghệ


Mồi lần tập 3 thế cho đến khi thành thạo rồi tập 3 thế tiếp theo và cứ thế mà luyện cho đủ 18 thế .









Bài tập này tạo điều kiện cho không khí cung cấp đến các tế bào để giảm huyết áp, đau nhức và mệt mõi.

A.     Đứnghai bàn chân dang rng bng vi chiu ngang ca 2 vai

B.     Hít và thở:


Hít vào: Chầm chậm hít vào

Thở ra: từ từ thở ra

·        Khi đưa tay lên
·        Khi đưa tay xung

·        Khi giang tay ra
·        Khi khép tay vô

·        Khi đẩy tay ra
·        Khi kéo tay vào


C.    Bài tập:

1.    Điều tức
2.    Thượng khai
3.    Cầu vòng
4.    Phân mây
5.    Xoay mình kéo đẩy
6.    Chèo thuyền
7.    Xoay mình ngắm trăng 1
8.    Xoay mình ngắm trăng 2
9.    Đẩy kéo
10. Xoay mình xem gương
11. Bắt cá tung lên trời
12. Đẩy sóng
13. Tạt sóng
14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo
15. Tung bay
16. Bẻ lái
17. Vòng banh
18. Rũ cánh

D.  Cách tập: Mỗi thế tập tối thiểu 7 lần

1. Điều tức:

Hai tay  dũi thẳng ra và song song với mặt đất. Nhún mình lên xuống nhịp nhàng với hai tay.

Khi tay đưa lên, các ngón tay chỉa xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong thân hình

Khi lên đến tận cùng, ngón tay lật ngược chỉ lên trời, lòng bàn tay hướng ra ngòai trước khi chùn xuống

Hít: khi đưa tay lên

Thở: khi hạ tay xuống và chùn đầu gối

2. Thượng khai:

Đưa tay lên (bàn tay úp xuống) ngang  lòng ngực. lật hai bàn tay từ trong ra ngoài, mặt bàn tay đối diện nhau và dang rộng hai tay

Hít: khi đưa tay lên cho đến khi hai tay hoàn toàn mở rộng, lòng bàn tay hướng về trước

Thở: Khi hai tay khép vào giữa và chùn gối khi thấp xuống

3. Cầu Vòng:

Hai tay đánh vòng cung đưa lên đỉnh đầu  (1/2 vòng)  rồi hạ xuống song song với chân (1/2 vòng còn lại), từ phải sang trái và ngược lại. (tay bên nào chân bên đó duỗi thẳng)

Hít: Hai tay từ bên trái  (phải)về bên phải (trái),  đưa lên đỉnh đầu. (1/2 vòng)

Thở: Khi hai tay từ đỉnh đầu xuống mặt đất (1/2 vòng còn lại)

4. Phân mây:

Hai tay khuỳnh vào nhau (như ôm 1 vật) với lòng bàn tay hướng lên trời, lưng bàn tay song song với mặt đất

Hít: nâng hai tay lên khỏi đầu theo tư thế đánh cầu vòng

Thở: Hai tay khuỳnh ra đánh vòng xuống và chùn đầu gối

5. Xoay mình đẩy kéo:

Tay phía nào xoay người về phía đó. Xoắn mình càng nhiều càng tốt.
Hít: khi đưa tay lên, chân  ngược với tay nhón lên và xoay mình (tay phải thì chân trái; tay trái thì chân phải)

Thở: khi kéo tay về , xoay mình lại và dừng lại trước ngực, chân trở về vị trí đứng thẳng

6. Chèo thuyền:

Hai bàn tay ngữa lên trời, đánh vòng lên phía đầu rồi úp lòng bàn tay xuống khi hạ xuống

Hít: khi đưa tay lên , lòng bàn tay ngữa lên

Thở: khi đưa tay xuống,  lòng bàn tay úp xuống và chùn chân

7. Xoay mình ngắm trăng 1:

Hít: đưa tay từ phải sang trái trong lúc xoắn người, chân phải nhón lên và lòng bàn tay đối diện mặt

Thở: kéo tay về

Lập lại động tác trên với tay trái.

8. Soi mình ngắm trăng 2:

Làm y như soi mình ngắm trăng1 nhưng thế này tập hai tay 1 lúc

9. Đẩy kéo:

Lòng bàn tay 90 độ với mặt đất khi đẩy ra, xoay và ngữa bàn tay khi rút về

Hít: khi đẩy ra từ trái sang phải hay ngược lại từ phải sang trái. Thân hình phải xoắn.

Thở: khi kéo về

10. Xoay mình xem gương:

Lòng bàn tay hướng vào mặt và phải ngang tầm mắt khi di chuyển

Hít: Tay phải bắt đầu từ bên phải sang trái. Thân hình phải xoắn.

Thở: Tay trái bắt đầu từ bên trái sang phải . Thân hình phải xoắn

11. Bắt cá tung lên trời:

Chân đứng hình chử đinh. Hai bàn tay như kiểu múc nước

Hít: hai lòng bàn tay hướng lên trời, đưa từ dưới lên qua khỏi đầu và chân trước nhón lên

Thở: hai lòng bàn tay hướng  xuống đất, hai tay đưa xuống như tóm (grab) con cá và chân sau nhón lên

12. Đẩy sóng:

Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)

Hai tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thế này thân hình nhịp nhàng như kiểu đập lúa

Hít: hai tay từ ngoài kéo vô và ngã người, bàn chân nâng lên như đánh nhịp nhạ

Thở: hai tay đẩy từ sau ra trước như đẩy sóng biển.

13. Tạt sóng:

Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)

Hai tay dang ra và kéo vào nhưng không vắt chéo, lòng bàn tay đối diện nhau

Hít: hai tay dang ra, chân trước  nhón lên

Thở: hai tay khép vào, chân sau nhón lên

14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo:

Bàn tay nắm chặt theo thế Tea Kwon do

Hít: Tay phải xoay trong lúc đấm từ phải sang trái, chân phải nhón lên

Thở: Tay phải xoay trong lúc kéo về từ phải sang trái, chân phải nhón lên
Lập lại tư thế này với tay trái:
Hít: Tay trái xoay trong lúc đấm từ trái sang phải, chân trái nhón lên

Thở: Tay trái xoay trong lúc kéo về từ trái sang phải, chân trái nhón lên

15. Tung bay:

Lòng bàn tay song song với ngực, tay trong, tay ngoài

Hai lưng bàn tay đối nhau khi tung lên trời

Hít: Bắt đầu ở vị trí như khoanh tay , hai tay chồng lên nhau như muốn chạm vai, từ từ dang ra và xoay cho lưng bàn tay đối nhau đưa lên khỏi đầu

Thở: hai tay đưa xuống, chân chùn, hai tay như khoanh tay về vị trí bắt đầu

16. Bẻ lái:

Thế này như vặn tay lái xe.

Bắt đầu bằng tay phải, khi tay phải qua hết bên trái thì chân phải nhón lên;

kế tiếp bằng tay trái, khi tay trái qua hết bên phải thì chân trái nhón lên

Hít: khi di chuyển vòng cung từ thấp lên cao

Thở: khi di chuyển vòng cung từ cao xuống thấp

17. Vòng banh

Tay và chân ngược nhau: tay trái di chuyển đồng bộ với chân phải và ngược lại tay phải di chuyển đồng bộ với chân trái

Hít: tay trái (phải) và chân phải (trái) đưa lên và hạ xuống . Nín thở lúc này (chân chạm đất)

Thở: tay phải (trái) và chân trái (phải) đưa lên và hạ xuống

18. Rũ cánh:

Tư thế nhàn hạ (relaxing). Hai tay ở hai bên thân hình, lòng bàn tay hướng xuống đất

Hít: hay tay di chuyển từ thấp lên trên qua khỏi đầu

Thở: hay tay di chuyển từ  phía sau đầu xuống thấp

 

Sau khi tập xong:

 xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa đầu

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa trán

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa mũi

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa miệng

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa má bụng

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa tay

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa chân


2. English version:






18 ways to breath

1. Control breathing

2. Open chest

3. Rainbow

4. Separate cloud

5. Turn, twist body to push and pull

6. Drive canoe

7. Turn, twist body to look at the moon 1

8. Turn, twist body to look at the moon 2

9. Push pull

10. Twist and turn to look at mirror

11. Catch fish then throw it up to sky

12. Push waves

13. Splash wave

14. Karate punch

15. Flying

16. Turning wheel

17. Bouncing ball

18. Relaxing


1. When to inhale and when to exhale

Inhale

Exhale

When you move your hand up

When you open your arms

When you pull your hand

    When you punch

When you move your hand down

When you close your arms

When you push your hand

    When you retract your hand

 

2. Start with 3 moves a day then add another move and so on.

3. Each move must repeat at least 7 times. Increase number times when you feel comfortable.      

17 tháng 5, 2023

Cái kim trong bọc có ngày lòi ra

 

Có Một Câu Chuyện Khác Về Tấm Ảnh "Em Bé Napalm"
Click image for larger version

Name:	em-be-napalm-nick-ut5.jpg
Views:	0
Size:	169.0 KB
ID:	2220092   Click image for larger version

Name:	em-be-napalm-nick-ut4.jpg
Views:	0
Size:	133.1 KB
ID:	2220093  
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chúng tôi chỉ đăng lại để các bên có được thêm thông tin và cân nhắc về câu chuyện đã là một phần của lịch sử.

Tác phẩm ảnh báo chí "Em bé Napalm" được chụp vào năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam, đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulitzer danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó là hoàn toàn vô danh.

Nick Út cùng tấm ảnh "Em bé Napalm"

Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas không nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.

CUỘC GẶP TÌNH CỜ

Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.

Carl Robinson đã từng làm việc cho hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 cho đến năm 1975. Anh cưới 1 người vợ Việt Nam trong thời gian làm việc ở quốc gia này.

Carl Robinson hỏi tôi, liệu tôi có muốn khám phá sự thật về một anh hùng hay ko (anh dùng chữ "hero"). Tôi hỏi, "đó là ai và về chuyện gì", anh trả lời là "Nick Út cùng với tấm ảnh 'Em bé Napalm'".

Sau khi biết được câu chuyện, tôi thấy đây là một vấn đề khó gặm. Lật tẩy một huyền thoại đã được lịch sử nhiếp ảnh báo chí thừa nhận cách đây hơn nửa thế kỷ, khi mọi vật chứng và nhiều nhân chứng đã không còn nữa?
Thế nhưng là một nhà báo, tôi không thể bỏ qua câu chuyện này mà không ghi ra đây để hầu chuyện cho mọi người biết.


Huỳnh Văn Nghệ cùng các phóng viên khác tại Trảng Bàng đang chụp ảnh các nạn nhân của bom napalm.

NHÂN CHỨNG SỐ 1
Dĩ nhiên đó là Carl Robinson, một người đã nghĩ rằng, lương tâm sẽ không yên ổn nếu trước khi chết không nói ra được sự thật đã ám ảnh ông, kể từ khi tấm ảnh "Em bé Napalm" được hưởng mọi vinh quang của nó cùng với Nick Út.

Tấm ảnh này đã góp phần kết thúc một cuộc chiến lớn nhất nửa sau thế kỷ 20, được vinh danh là đứng số 1 trong 10 tấm ảnh báo chí ở mọi thời đại. Người chụp nó đã được gặp những nhân vật quyền quý nhất của thế giới này, từ các vị Tổng thống cho đến Đức Giáo hoàng, và được dự những buổi lễ vinh danh trang trọng nhất…

Nhưng sự thật thì, theo lời Carl Robinson xác nhận, là Nick Út không phải tác giả của tấm ảnh, dù anh này cũng có mặt để tác nghiệp tại Trảng Bàng ở thời điểm mà bé Kim Phúc chạy ra từ môt xóm đạo bị thả bom Napalm với nhiều vết phỏng trên người.

Ngày hôm đó, cũng có nhiều phóng viên các hãng tin khác nữa chứ không chỉ có Nick Út của AP.

1) Những sự phân tích của Carl Robinson cho thấy, từ góc đứng của mình, Nick Út không thể chụp được tấm ảnh "Em bé Napalm" mà là từ một người khác.

2) Là biên tập viên ảnh, Carl Robinson đã trình tấm ảnh đó cho người phụ trách văn phòng AP tại Sài Gòn là Horst FaasAnh này biết rõ tấm ảnh đó do một người khác chụp nhưng không hiểu tại sao mà Horst Faas lại ra lệnh ghi tên tác giả là Nick Út trước khi gởi nó đi.

3) Cuốn phim chứa tấm ảnh ấy được hãng AP tại Sài gòn mua lại của một phóng viên ảnh tự do làm cho hãng NBC. Cuốn phim nào khi mua lại của ai đều được nhân viên AP ghi sổ cẩn thận cũng như đề tên người đó trên cuốn phim.

4) Theo Carl Robinsoncó hai nhân chứng quan trọng biết rõ tác giả tấm ảnh là người phụ trách phòng tối và nhân viên ghi sổ phim ngày ấy nhưng giờ đây họ đã lên thiên đàng.

5) Theo Carl, sở dĩ Horst Faas yêu cầu nhân viên dưới quyền ghi tên Nick Út là tác giả vì Nick Út là nhân viên của hãng AP, thêm nữa, Horst Faas làm vậy vì ông nợ ơn cái chết của người bạn thân cũng là anh ruột của Nick Út tên Huỳnh Thành Mỹ, phóng viên ảnh của AP đã tử trận trước đó trên chiến trườngNick Út được tuyển vào AP cũng vì hãng tin này muốn trả ơn cho Huỳnh Thành Mỹ. (Riêng chi tiết trả ơn này, tôi được chính Nick Út kể cho nghe khi gặp anh viết bài vào năm 2000).


Anh Đặng Văn Huân, người phụ trách phòng tối của AP tại Sài Gòn. Người từng khẳng định với Carl Robinson tấm ảnh "Em bé Napalm" là của Huỳnh Văn Nghệ. Đứng sau anh là Nick Út lúc này đang giúp việc trong phòng tối.

Khi tấm ảnh "Em bé Napalm" đọat giải Pulitzer, tại sao Carl Robinson cùng các cộng sự của ông không lên tiếng đính chính về tác giả thật sự của tấm ảnh mà phải đợi cho đến 50 năm sau mới tìm cách phơi bày sự thật này ra với công chúng?

Carl cho rằng, lúc ấy, danh tiếng và sự ảnh hưởng của tấm ảnh quá lớn đối với công chúng toàn thế giới. Không chỉ Nick Út mà cả hãng AP đều được hào quang của tấm ảnh chiếu rọi, họ không muốn có bất cứ một sự rủi ro nào có thể xảy đến cho tấm ảnh. Bản thân Carl Robinson biết chắc mình sẽ bị đuổi việc nếu lên tiếng về tác giả thật sự của nó, trong khi anh cần việc làm và một vợ cùng 3 con nhỏ đang sống bằng tiền lương của anh.

Cho nên Carl Robinson đã giử im lặng. Những người khác dưới quyền Horst Faas cũng im lặng dù người ta xì xào sau lưng ông ấy.


Anh Huỳnh Văn Nghệ cùng Vinh Râu tại Vĩnh Long hôm nay.

ĐI TÌM NHÂN CHỨNG CUỐI CÙNG
Muốn dựng lại câu chuyện, một mình Carl Robinson là không đủ, cần phải có một nhân chứng quan trọng nhất chính là người chụp tấm ảnh đó, người mà văn phòng AP tại thời điểm đó ai cũng biết là ai nhưng không biết hiện giờ đang ở đâu, còn sống hay đã chết?

Anh ta chính là chìa khóa của câu chuyện và cũng là nhân chúng cuối cùng, nhưng mọi sự tìm kiếm nát óc đều vô vọng, ngay cả Carl Robinson cũng chỉ biết anh ta có một cái tên duy nhất là Nghệ. Không họ, không chữ lót. Làm sao tìm ra được anh ta sau nửa thế kỷ vật đổi sao dời nay không biết sống chết ra sao?

Đó là khi tôi được nhờ vả.

Carl Robinson theo dõi FB của tôi và biết rằng nó có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin một cá nhân. Anh đưa cho tôi vài tấm ảnh mơ hồ không rõ mặt mũi của anh Nghệ tại thời điểm mà Mỹ ném bom napalm tại Trảng Bàng và bé Kim Phúc chạy ra.


Tác giả cùng vợ chồng ông Carl Robinson.

Tôi đăng các tấm ảnh đó lên trang FB Vinh Râu cùng với chú thích về những đặc điểm cần thiết để tìm kiếm.

Thật là kỳ diệu, vài tuần sau, qua nhiều đầu mối bạn FB từ Việt Nam và Mỹ, anh Nghệ đã điện thoại cho tôi và bảo rằng anh ta chính là người tôi đang tìm kiếm.

Họ tên đầy đủ của anh là Huỳnh Văn Nghệ hay còn gọi là David Nghệ (tên Mỹ). Khi biết được mục đích tìm kiếm của tôi anh liền nói ngay, "Chính anh là người đã chụp tấm ảnh 'Em bé Napalm'".

Nhận được điện thoại, tôi lập tức lên đường đi Vĩnh Long để gặp anh Nghệ. Anh từ Mỹ về đây được một tháng.

Huỳnh Văn Nghệ qua Mỹ trước ngày 30/4/1975 và làm việc cho một hãng ảnh ở Hollywod. Anh sinh năm 1937 (86 tuổi). Thời điểm chụp tấm ảnh "Em bé Napalm", anh Nghệ đang làm cho hãng NBC (Mỹ) tại Sài Gòn. Anh chính là người lái xe chở cả đoàn quay phim của NBC lên điểm hẹn có bom nổ tại Trảng Bàng.

Theo lời của anh Nghệ, sau khi về Sài Gòn, anh mang phim chụp bé Kim Phúc đến văn phòng AP để bán. Trưởng văn phòng Horst Faas trực tiếp nhận phim và trả cho anh 20 đô Mỹ. Sau khi rửa ảnh xong, Horst Faas tặng cho Nghệ tấm ảnh "Em bé Napalm" cùng với 4 cuộn phim mới. Anh Nghệ kể rằng, ông mang tấm ảnh về nhà để trên đầu tủ lạnh nhưng vợ ông thấy hình ảnh em bé lõa lồ nên đem vứt sọt rác.


Bằng lái xe của anh Nghệ được cấp bởi tiểu bang California

Sau khi tấm ảnh này được giải, những người quen với anh Nghệ trong văn phòng AP xúi ông lên tiếng để giành tấm ảnh cho mình, nhưng ông đã giử im lặng. Tôi hỏi. "Tại sao lại im lặng?", ông bảo, "Vì đó là số phận của ông".
Horst Faas, người duy nhất có thể thay đổi lại tên tác giả trên tấm ảnh "Em bé Napalm" đã không hề lên tiếng về vấn đề này. Về sau, ông chỉ viết một bài báo kể lại việc ông đã dũng cảm như thế nào khi chọn tấm ảnh lõa lồ của một cô bé để gởi đi.

Horst Faas cũng là 1 phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng. Ông đoạt được 2 giải Pulitzer, trong đó có một giải về ảnh chiến tranh Việt Nam năm 1965. Giờ ông đã ra người thiên cổ và mang sự thật xuống mồ.

Tôi không tin Carl Robinson có thể thêu dệt ra câu chuyện này, và tôi cũng không tin Huỳnh Văn Nghệ có thể dối trá đến mức quàng xiên thừa nhận 1 tấm ảnh không phải là của mình. Và tôi cũng không đủ các thông tin dữ kiện để cho rằng Nick Út không phải là người chụp tấm ảnh "Em bé Napalm" nổi tiếng này.

Liệu hai nhân chứng Carl Robinson và Huỳnh Văn Nghệ với những lời thú nhận muộn màng của họ cùng những vật chứng liên quan có đủ sức để lật tẩy một huyền thoai được lịch sử nhiếp ảnh xác lập đúng nửa thế kỷ qua?

Sự thật đang nằm trong tay của Nick Út.

Theo tôi biết, có một đoàn làm phim người Mỹ, thông qua Carl Robinson, đang đào bới vấn đề này, không biết liệu kết quả sẽ ra sao.

Sài gòn tháng 5/2023

Theo facebookVinh Râu - Nguyen Ngoc Vinh

Read More at :https://www.vietnamngaymai.com/node/162892