Nói với các em học sinh cũ
Năm nay là năm thứ 4 cô không
về họp lớp với các em lớp chủ nhiệm 12D2, Cô nhớ lắm những khuôn mặt thân thương.
Mỗi lần họp lớp các em đều gởi ảnh cho cô, cô mừng vì đã trải qua bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống, các cô cậu học trò nhỏ của cô ngày xưa giờ có em tóc đã bạc, có em đã thành công, cũng có em còn nhiều vướng mắc , nhưng khi họp mặt cùng nhau vẫn vui đùa, vô tư, ca hát, kể chuyện râm rang. Mọi ưu tư đều gác lại một bên, chơi hết mình như thời thơ dại…
Còn nhớ cô lúc ấy
ốm lắm có 36 kí thôi, mỗi lần đi lao động như trồng nấm rơm trong nhà Công, đi
đò qua nhà Lo, Nhàn bên bến đò Xã 7 để ăn giỗ, các em đều chở cô đi bằng xe đạp.
Có khi lại đến nhà cô lăn trên bộ ván để vẽ, trang trí hoặc viết bài cho tờ báo
tường mỗi lần Tết đến hoặc hè về. Rồi cô phải chia xa ngôi trường có hơn 10 năm
kỷ niệm để đi đến môi trường khác, gặp những học trò mới, cuộc sống mới, nhưng
cô không thể nào quên những hình ảnh đã một thời in sâu trong miền ký ức của
cô: nào Thật, Lộc rất chân tình, nào Hạnh Nhân, Sơn, Phương rất vui nhộn, nào
Chênh hình ảnh thâm trầm của nhà giáo, Huỳnh Điệp phốp pháp, tướng tá của
người giám đốc, Cúc luôn xinh đẹp rạng rỡ …
Ngày xưa Khổng Tủ có trên 3,000 môn đệ, nhưng cô trãi qua trên 40 năm giảng dạy, số học sinh qua cuộc đời cô quá đông, cô lại di chuyển qua nhiều vùng miền như Tây ninh, Cam ranh, Biên hòa, mới về lại quê hương Cần đước , cô xin lỗi vì không nhớ hết các em, nhưng tình cảm các em cô không làm sao quên được, cô cám ơn vì những lời thăm hỏi , những chào đón mong gặp mặt…..
Những ngày này cô cũng có những
niềm vui mới là gặp lại một số bạn bè, đồng nghiệp từ 50 năm trước, học
sinh cũ trên vùng quê hương mới.
Nghề giáo là nghề nghèo nhất
nhưng tình cảm thì không thiếu phải không các em .
Vì :
Có một nghề bụi
phấn lấm đầy tay ,
Ta vẫn gọi là
nghề cao quý nhất
Có một nghề
không trồng cây vào đất,
Mà nở cho đời
quả ngọt, hoa thơm …..
Trương Xuân Sơn