10 tháng 4, 2025

VTM 168_ Đợi phà_PTL

 


Xướng:

Đợi phà
Đợi phà nhớ Mẹ chơi vơi
Ngắm nhìn nước chảy ra khơi bồi hồi
Mẹ về tiên cảnh lâu rồi
Sao mà vẫn cứ đứng ngồi không yên
Nhớ năm hạn hán truân chuyên
Thân cò lặn lội triền miên rã rời
Trên phà trăng rọi sáng ngời
Ngậm ngùi ký ức của thời ấu thơ
Ví dầu ru ngủ ầu ơ
Giựt mình thức dậy cơn mơ qua phà

PTL
April. 2025

Họa 1:

Đò Chiều 
Tháng ngày mộng cũ chưa vơi 
Đò chiều sóng vỗ biển khơi liên hồi 
Mẹ đà khuất bóng xa rồi 
Lòng con khi đứng lúc ngồi chẳng yên 
Mẹ hiển đức hạnh chính chuyên 
Chịu nhiều khổ nhọc liên miên không rời 
Lặng nhìn dáng mẹ rạng ngời 
Như đêm trăng sáng một thời còn thơ 
Võng đưa kẻo kẹt hò... ơ 
Sóng buồn không vỗ vì mơ bóng phà 
Hương Lệ Oanh VA

Họa 2:

Đời thường
Cuộc đời như nước đầy vơi
Thăng trầm theo sóng bể khơi từng hồi
Đến khi mộng ước tan rồi
Con thuyền cập bến bồi hồi ngủ yên
Nhớ về quá khứ tinh chuyên
Bao phen đối phó liên miên rụng rời
Thành công cũng đến một thời
Vinh quang tỏa sáng rạng ngời như thơ
Mỉm cười khẻ hát u ơ
Mặt mày hớn hở nằm mơ trên phà
THT

Họa 3:

Một lần qua phà
Qua phà tâm sự đầy vơi
Những cơn sóng vỗ ngoài khơi từng hồi
Xa quê đi học năm rồi
Mà sao vẫn nhớ lại ngồi chẳng yên
Nhớ cha nhớ mẹ trăm chuyên
Nhớ anh nhớ chị liên miên rụng rời
Những đêm trăng sáng ngời ngời
Chạy chơi u mọi một thời tuổi thơ
Xa rồi tiếng võng ù ơ
Không còn bến cũ để mơ đi phà
Nguyễn Cang
Mar. 31, 2025.

Họa 4:

Tháng tư
Nỗi riêng khắc khoải đầy vơi
Niềm chung thao thức biển khơi mấy hồi
Năm mươi năm đã đến rồi
Trong nhà ngoài ngõ nằm ngồi chưa yên
Xưa Người hiền hậu cần chuyên
Không như nay chúng thụy miên tách rời
Ngước trông trăng tỏ ngời ngời
Nhớ xưa quê mẹ một thời nên thơ
Vẵng trong điệp khúc... À ơ...
Tiếng ai thảng thốt ước mơ chuyển phà.
 Tâm Quã.
Apr.02, 2025.
 
Họa 5:


Hương xưa
Sông đời cứ mãi đầy vơi,
Lao xao muôn sóng trùng khơi từng hồi.
Bến xưa giờ đã xa rồi
Thuyền trôi vun vút chẳng ngồi nghỉ yên
Miệt mài gắng sức cần chuyên,
Đường trần một chuỗi mộng miên chưa rời.
Nhìn trăng soi sáng rạng ngời
Ngược dòng ký ức nhớ thời ngây thơ.
Bạc đầu, lòng chẳng thờ ơ,
Qua cầu cao vút còn mơ chuyến phà.
Minh Tâm

1. Tân nhạc:

Qua đò nhớ Mẹ

Tác giả: Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh

Nhạc: Nguyễn Ngọc Tiến

Ca sĩ: Hà Quang





2. Cổ nhạc:




Cây Sầu Đâu Quê Mẹ
Soạn giả: Hoàng Song Việt
Nghệ sĩ: Thoại Mỹ & Đào vũ Thanh


Chú thích:
Để thu ngắn thời gian nên bài ca đã cắt lớp Phụng hoàng sau nói lối. Xin cáo lỗi soạn giả.


Nói Lối
 
Nữ:
Đêm nay trời trở lạnh
Gió giao mùa lay động nhánh sầu đâu
Nam:
Văng vẳng đâu đây thánh thót giọt đàn bầu
Và những tiếng mẹ ru ngọt ngào trong kỹ niệm.
Nữ:
Ầu ơ, chiều chiều ra đứng ngõ sau,
trông về quê mẹ... Ầu ơ...
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 
Vọng Cổ 

Câu 1: 
Nữ:
Và những tiếng ru xưa như cứ buồn theo năm tháng, như tiếng vạc kêu sương giữa đêm trường lẻ bạn dù biết chẳng còn ai để thương nhớ... mong... chờ.
Khi những đứa con vẫn vô tư trong tình thương vô bến vô bờ.
Nam:
Vẫn theo mẹ đến trường ngày hai buổi,
vẫn nô đùa trong lứa tuổi ngây thơ.
Nữ:
Cây sầu đâu già cội đứng bơ vơ,
lá sầu đâu rơi qua mấy độ thu tàn.
Con đường làng vẫn quen lối quanh co,
nghiêng ngã cánh cò trên đồng trưa ruộng sớm.
 
Câu 2:
 
Nam:
Rồi chiến chinh ngập trời khói lửa,
mẹ dắt dìu hai con trôi nổi chốn thành đô.
Tiếp tục gian truân cảnh làm thuê ở mướn,
để cho hai con được cơm áo no lành.
Nhà tạm vách thưa dưới mái hiên đình.
Nữ:
Con khôn lớn mẹ lưng còng tóc bạc,
gánh thân trần làm chai cả đôi vai.
Nam:
Con gái thành danh trên sân khấu,
Nữ:
Con trai đổ đạt chốn khoa trường.
Nam:
Như những cánh chim non rời tổ,
chồng chất cho đời của mẹ nổi cô đơn.
 
Ngâm Thơ
 
Nam:
Đêm đêm mẹ vẫn chong đèn
Chờ con của mẹ bên thềm mẹ ơi.
Nữ:
Lá sầu đâu vẫn còn rơi
Cây sầu đâu vẫn chờ nơi quê nghèo.
 
Câu 5:
 
Nam:
Chưa kịp trở lại quê xưa thăm cây sầu đâu già nua cằn cổi,
thì mẹ đã ra đi về nơi vĩnh biệt giữa một đêm đông tầm tả trận... mưa... buồn.
Tiếng chuông mỏ ngân nga như lời nguyện cầu mẹ siêu thoát linh hồn.
Bạn hữu thắp hương với tấm lòng thương tiếc,
và chia sẽ nỗi buồn mất mát của hai con.
Nữ:

Nhưng làm sao sớt chia được nổi buồn mất mẹ,
người mẹ đã dâng trọn cuộc đời làm lẻ sống cho con.
Nam:
Cha đi lòng mẹ héo hon,
mẹ đi để lại cho đời con khối sầu.
 
Câu 6:
 
Nữ:
Ngày chúng con đã thành nhân chi mỹ,
muốn trọn lòng báo hiếu với từ thân.
Muốn mua tặng mẹ từng tấm khăn manh áo,
muốn dâng cho mẹ từng vật lạ món ngon.
Nam:
Muốn hát cho mẹ nghe một bài ca đẹp nhất,
ca ngợi tấm lòng của người mẹ thương con,
thì hởi ơi mẹ đã không còn nữa.
Cho đất thãm trời đau cho lòng con tan nát,
cho cội sầu đâu lả ngọn bởi đau sầu.
Nữ:
Con đi mẹ dắt qua cầu,
Trần ai muôn nẻo dãi dầu nắng mưa.
Nam:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Nhớ hình bóng mẹ chín chiều ruột đau.








06 tháng 4, 2025

Nữ điệp viên" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, bà là ai?

 


An Tư công chúa (chữ Hán: 安姿公主)
https://en.wikipedia.org/wiki/An_T%C6%B0

Đây có thể xem là nàng công chúa đặc biệt nhất của lịch sử Việt Nam. Đóng góp của nàng vào chiến thắng của nhà Trần trước quân Mông Nguyên là rất lớn, nhưng chưa được ghi nhận xứng đáng.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhắc đến công chúa An Tư (không rõ năm sinh, năm mất). Nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông, cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Sinh thời, công chúa An Tư xinh đẹp tuyệt trần, được Trần Thánh Tông yêu mến hết mực nên được gọi là Hoàng quý muội hay Thánh Tông Quý muội.

Thông tin về công chúa An Tư rất ít, nhưng truyền thuyết dân gian về nàng lại khá nhiều. Tương truyền An Tư công chúa yêu thầm Yết Kiêu, nhưng Yết Kiêu lại một mực chung tình với cô lái đò. Sau này nàng hứa hôn với Trần Thống, Hoàng tử Chiêu Thành.

Nhưng đáng tiếc là thời điểm đó giặc Nguyên lại xâm lược nước ta vào cuối năm 1284. Quân địch quá mạnh, trước tình thế cấp bách, vua quan nhà Trần đành phải chấp thuận dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan để làm “thư giãn nạn nước”.

Trên danh nghĩa, An Tư được gả cho Thoát Hoan, nhưng thực tế nàng bị cống nạp. Thế nhưng với nhân dân, triều đình nhà Trần, đây là sự hy sinh lớn lao của An Tư cho giang sơn xã tắc.

Sau khi làm thiếp Thoát Hoan, cuộc sống của An Tư thế nào không ai biết. Nhưng theo một số ghi chép, nàng đã âm thầm mật báo những tin tức quan trọng cho nhà Trần. Nói cách khác, An Tư công chúa như một “nữ điệp viên cao cấp” của nước ta.

Vài năm sau nhà Trần phản công, đánh cho quân Nguyên tan tác, đại bại. Thoát Hoan thậm chí còn phải chui ống đồng để trốn về nước, Toa Đô thì bỏ mạng lại đất Việt. Vua tôi nhà Trần vui mừng không kể, tổ chức lễ mừng công, khen thưởng công thần, truy phong cho tướng lĩnh. Thế nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến công chúa An Tư. Hậu thế sau này buồn cho công chúa, nhưng cũng hiểu được cho cái khó của nhà Trần khi không thể công khai nhắc đến nàng.

Vậy số phận của công chúa An Tư về sau ra sao? Theo “Việt Sử tiêu án” chỉ chép lại ngắn gọn: “An Tư qua trại Thoát Hoan và không rõ kết cục ra sao”. Lại có người cho rằng nàng đã tự mình tuẫn tiết. Có lẽ đó là cái kết nhẹ nhàng nhất với nàng. Hãy thử tưởng tượng một công chúa bị đem đi làm “cống phẩm”, nhưng cuối cùng phu quân lại thua “nước mẹ” của mình và phải bỏ chạy về nước, liệu nàng ấy có thể có cuộc sống tươi sáng được không?

Sử sách vẫn so sánh An Tư công chúa với Huyền Trân công chúa khi cả 2 đều phải lấy chồng “ngoại quốc” vì đất nước. Nếu phải đặt lên bàn cân, An Tư có phần đáng thương hơn khi phải đối mặt với chiến tranh, làm mật báo, còn Huyên Trần ít ra gả đi trong hòa bình, được yêu thương và tôn làm hoàng phi của Chế Mân.

Điều an ủi là dù nhà Trần không thể vinh danh An Tư công chúa, hậu thế sau này đã làm thay việc đó. Nhiều triều đại sắc phong nàng là thần hộ quốc, dân chúng thì lập đền thờ, người đời trân trọng và nhớ mãi.

VietBF@ sưu tập

Đà Lạt phố núi_Hồng Thúy

 


Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Nguyễn Tuấn
Ca sĩ: Hà Thanh
Hòa âm: Đỗ Hải


ĐÀ LẠT PHỐ NÚI

Đà Lạt thân yêu cao nguyên phố núi
Nhớ nắng mênh mang ôm dáng hàng cây
Xuân Hương đôi bờ mơ xanh liễu rũ
Chan chứa tim ai tiếng gió reo Đồi Cù

Buổi chiều Cam Ly hẹn hò xưa vẫn thắm
Thung Lũng Tình Yêu đôi bóng còn vương
Muôn lời Than Thở lòng nghe xao xuyến
 Em nhắn gì trong lam tím hoàng hôn?

Về Tuyền Lâm khói sương rơi mờ lối
Trắng Thác Prenn ngỡ cơn sóng ngàn khơi
Cõi hoa vàng Mộng Mơ đầy tay với
Mimosa say đắm cả trời mây

Chợ Hòa Bình, Trại Hầm từng con dốc
Bước chân qua Palace áo mềm bay
Thủy Tạ ơi! hương tình cà phê cũ
Xứ hoa đào, Đà Lạt nhớ không vơi

Hồng Thúy