27 tháng 6, 2025

Ai đã đưa “Em bé Napalm” đến bệnh viện?_Lê Vân

 Một lần nữa chứng minh Nick Út bịa chuyện.

Nơi xảy ra bom Nepalm cách nhà TLP koảng 3 km đường chim bay.

Muốn xem thêm xin vào link này:

https://vuonthotaitu.blogspot.com/2023/05/em-be-napalm.html
PTL

Ai đã đưa “Em bé Napalm” đến bệnh viện?
Lê Vân – 17 tháng 5, 2025
Nguồn: https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/ai-da-dua-em-be-napalm-den-benh-vien/

(Tư liệu Lê Vân)

Tôi sinh ra khi đất nước không còn chiến tranh. Nhưng vẫn còn đó những ký ức hãi hùng trong chuyện kể và mất mát của chính gia đình mình. ‘Hồi đó nhà nào chả có người mất vì chiến tranh’, tôi nhớ lại lời một người thân kể mỗi dịp tôi về quê, thắp một nén nhang cho một người bác ruột hy sinh ở miền Trung. Bác tôi, ngày ấy 16 tuổi, là con trai một trong gia đình. Theo tiếng gọi ‘cứu quốc’ của thời đại mình, bác bỏ nhà đi vào chiến trường khốc liệt nhất ở Quảng Trị. Và nằm lại đó mãi mãi.

Tôi vẫn thấy hơn 50 năm sau, mỗi lần giỗ bác hoặc quanh bữa cơm họp mặt gia đình, các bác, dì và mẹ tôi vẫn rớm nước mắt khi nhớ thương về một người anh vẫn nằm lại nơi nào đó lạnh lẽo ở miền Trung, chưa được về với gia đình.
Chiến tranh ám ảnh thế hệ sinh ra và lớn lên trong hoà bình là chúng tôi theo cách ấy.
Khi lần đầu nhìn bức ảnh ‘Em bé Napalm’, tôi nhớ mình lướt qua thật nhanh hình ảnh khủng khiếp ấy. Hình ảnh như có tiếng kêu thét khủng khiếp của những người trong bức hình ấy, thực sự ớn lạnh.
Tôi trở thành một nhà báo trong gần 15 năm, một trải nghiệm không quá dài với công việc luôn cần nhiều trưởng thành mỗi ngày. Điều tôi kỳ vọng ở nghề nghiệp ko chỉ là mình trở thành người chứng kiến, ghi nhận và tường thuật lịch sử của một thời kỳ nào đó. Như chính thời đại mình đang sống. Bức ảnh ‘Em bé Napalm’ và câu chuyện người phóng viên đã buông máy ảnh, cứu em bé trong hình ngay sau đó mới là câu chuyện tôi thực sự xúc động.

Thú thật, ở thời đại của mình, tôi không muốn thế giới vẫn nhìn Vietnam dưới bức ảnh những đứa bé Việt bị bom cháy, chạy trần truồng, la hét vì hoảng sợ như hơn 50 năm trước.
Tôi đi tìm lại câu chuyện mà mình thực sự bị lay động về người phóng viên đã ở đó, viết lại lịch sử, và cứu người trong khoảnh khắc ngắn ngủi.
Nhưng có những điều dù muốn dù không, lịch sử vẫn là sự thật. Không phải do ai sắp đặt.
Bức ảnh cậu bé Châu Phi đói gục bên chim kền kền đã khiến phóng viên ảnh chụp tấm hình ấy tự sát sau đó vì ko chịu nổi áp lực dư luận.
Là một nhà báo, điều đó hẳn luôn đau đớn với tất cả những ai theo đuổi nghề nghiệp bằnh trái tim và trách nhiệm.
Bức ảnh nổi tiếng ‘Hành quyết ở Saigon’ sau đó cũng khiến phóng viên chiến trường Eddie Adam phải đớn đau vì ông cảm thấy ‘một bức ảnh giết hai con người’! Và từ đó ông hiếm khi nhắc lại về bức ảnh đó – dù nếu lịch sử lặp lại, ông vẫn phải bấm máy. Tôi tin thế.
Tôi lần tìm về kho ảnh của ngày 8.6.1972 trong nhiệm vụ tìm kiếm tác giả thực sự của bức ảnh ‘Em bé Napalm’. Không một bài báo nào thời đó trên báo Việt nhắc tới chuyện cuộc đời những đứa trẻ sau khoảnh khắc bị đốt cháy bởi bom Napalm.
Tôi hy vọng tìm được gì đó từ câu chuyện mà sau này Nick Ut – tác giả bức ảnh thường kể: Ông đã đưa Kim Phúc và những em bé trong bức ảnh nổi tiếng đến bệnh viện, cứu cuộc đời họ một lần nữa.
Nhưng vẫn ko có một tin tức nào. Ngoại trừ bài báo của Carl Robinson, người đã cùng đồng nghiệp @Tom Fox của hãng AP đi tìm KP khi bức ảnh xuất hiện trên hàng loạt tờ báo quốc tế.
Thật lạ, tác giả của bức ảnh đã ở đâu sau câu chuyện đưa em bé Napalm đến bệnh viện, thậm chí phải dùng thẻ báo chí uy hiếp bác sĩ cứu đứa bé sắp chết?

Có quá nhiều bí ẩn trong mảnh ghép câu chuyện ấy. Và cuối cùng tôi tìm thấy một số bức ảnh khác sau khoảnh khắc ‘Em bé Napalm’.

Những người lính địa phương ở Trảng Bàng đã đưa những đứa trẻ đến nơi an toàn và cấp cứu những bé bị phỏng. Trong hình, KP và những đứa bé được quấn một chiếc khăn tắm quanh bụng, đang chạy theo những người lính địa phương quân.

Ngày hôm sau thì KP được tìm thấy đang được điều trị tại BV Nhi đồng 1, Sài Gòn nhờ câu chuyện mà Carl Robinson và đồng nghiệp Tom Fox đã kể trên AP. Họ cũng kết nối với các tổ chức từ thiện quốc tế giúp đỡ gia đình KP sau đó.

Là một nhà báo, tôi chỉ có thể đưa ra những chứng cứ mà mình có được. Sự thật ko thể tô vẽ theo bất cứ ai, bất kỳ điều gì.
Hình ảnh hiếm hoi trong bệnh viện của Em bé Napalm (Tư liệu Lê Vân)

Bài báo tường thuật đầu tiên của @Carl Robinson về bức ảnh Em bé Napalm

Bạn có thể cảm nhận khi một bức ảnh là “người chiến thắng,” và chúng tôi biết ngay bức “Em bé Napalm” là một trong số đó – giống như bức ảnh cảnh viên cảnh sát trưởng bắn chết một người Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn trong Tết Mậu Thân năm 1968. Bức ảnh lập tức gây chấn động toàn cầu, nhưng nó tồn tại một cách độc lập – không có câu chuyện đi kèm. Sáng hôm sau ở văn phòng, New York liên tục yêu cầu thêm chi tiết. Cô bé đó là ai? Chuyện gì đã xảy ra?

Tôi được giao nhiệm vụ tìm “Em bé Napalm” trong hệ thống bệnh viện đông đúc và thường xuyên hỗn loạn ở Sài Gòn. Trái với những gì anh ta (Nick Ut) tuyên bố sau này, chính những người lính – chứ không phải Nick Ut – đã dội nước lên người cô bé và những nạn nhân bỏng khác, rồi đưa họ lên vài chiếc Tri-Lambrettas – loại xe taxi ba bánh – để đưa vào Sài Gòn.

May mắn thay, người bạn cũ của tôi từ tổ chức IVS, Tom Fox – người nói tiếng Việt trôi chảy – bất ngờ ghé qua văn phòng, và cùng với nhiếp ảnh gia Cung, chúng tôi lên đường vào thành phố để tìm cô bé. Trong khi đó, người được cho là tác giả bức ảnh – Nick Ut – thì không thấy đâu. Lại biến mất đâu đó.

Rất may mắn, chúng tôi tìm thấy cô bé ngay ở bệnh viện đầu tiên chúng tôi ghé. Không hiểu sao, cô bé lại được nằm riêng trong một căn phòng, với cha mẹ bên cạnh. Tên cô là Phan Thị Kim Phúc, khi đó mới 9 tuổi. Toàn thân cô được quấn băng trắng toát. (Nhiều năm sau, Tom Fox vẫn nhớ rõ mùi napalm trên người cô bé.) Cô hầu như không thể nói chuyện, nhưng nhờ Tom hỗ trợ, tôi lấy được đủ thông tin cho một bài viết, và Cung thì chụp vài bức gửi về bằng đường ảnh vô tuyến (radiophoto).

Cha cô bé – ông Phan Thanh Tùng – là một viên chức quận thất nghiệp, kể lại rằng vài ngày trước, quân Bắc Việt đã lén tràn vào khu vực phía tây thị trấn, gây nên cuộc giao tranh với quân chính phủ. Khi lũ trẻ ra ngoài chơi, không quân miền Nam bắt đầu không kích, và bọn trẻ nhảy xuống mấy cái giao thông hào cạnh chùa Cao Đài. Nhưng lính cảnh báo rằng ở đó cũng không an toàn.
Sau đó, khi bọn trẻ bắt đầu chạy dọc theo con đường, máy bay thả bom napalm gần như ngay trên đầu họ, khiến họ bốc cháy. Cậu em trai hai tuổi của Kim Phúc – người được mẹ ôm trong bức ảnh – bị bỏng nặng đến mức qua đời vài ngày sau đó. “Chiến tranh này tàn nhẫn quá,” ông Tùng bật khóc. “Giá mà lũ trẻ cứ ở lại trong chùa thì đâu đến nỗi…”

Từ lúc đó cho tới khi Sài Gòn thất thủ gần ba năm sau, Kim Phúc là câu chuyện của tôi. Và với một người sau này coi bức ảnh đó là trung tâm của cuộc đời mình, thì Nick Ut thật đáng ngạc nhiên khi lại rất xa cách – chưa bao giờ tỏ ra tò mò hay muốn đi cùng tôi trong những lần viết tiếp câu chuyện. Đến tháng 11, ngôi nhà của gia đình Kim Phúc bị phá hủy hoàn toàn khi quân Bắc Việt lại tấn công.

Nick Ut chỉ gặp lại cô bé sau khi giành được giải Pulitzer năm sau đó, khi AP yêu cầu chụp bức ảnh hai người cùng nhau tại Trảng Bàng. (Sau này, họ cũng gặp lại ở Cuba – nơi Kim Phúc đi du học, và sau đó xin tị nạn ở Canada. Nhưng lúc ấy, Nick Ut đã sống trong vinh quang, còn những cộng tác viên địa phương như tôi thì vẫn tiếp tục công việc ở AP. Dù sao thì, anh ta đã “thắng” giải Pulitzer.)
Bức ảnh “Em bé Napalm” – rồi đến các bài viết của tôi – đã khơi dậy làn sóng cảm thông và giúp đỡ từ khắp nơi, đặc biệt là nước Mỹ. Một trong những món quà cảm động nhất đến từ một người phụ nữ ở Brooklyn, New York, người đã gửi cho Kim Phúc một chiếc váy hơi rộng – nhưng cô bé lại rất thích cuốn sách tô màu đi kèm.

Lời đề nghị kỳ lạ nhất đến từ Sở Cứu hỏa New York – họ quyên góp được vài nghìn đô và muốn mời Kim Phúc sang Mỹ nghỉ hè, có thể để đi xe cứu hỏa quanh thành phố. Họ theo đuổi đề xuất đó suốt nhiều tháng, cho tới khi tôi phải viết thư lịch sự đề nghị họ gửi số tiền đó cho gia đình nghèo của cô bé thì hơn. Khi tiền đến, tôi đã cùng cha cô tới chi nhánh ngân hàng Chase Manhattan ở Sài Gòn – nơi ông ấy tự hào mở tài khoản ngân hàng đầu tiên trong đời.

Sự chú ý xoay quanh trường hợp của Kim Phúc cũng góp phần làm nổi bật hoạt động của Phòng khám Barsky – một cơ sở chuyên điều trị bỏng do USAID tài trợ, vốn điều trị cả nạn nhân chiến tranh lẫn tai nạn thường ngày, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang cắt giảm viện trợ nước ngoài. Khi Kim Phúc bắt đầu loạt phẫu thuật ghép da tương đối thường quy tại đây, nữ giám đốc của phòng khám đã tự hỏi tại sao trường hợp của cô bé lại nhận được nhiều sự chú ý đến vậy, trong khi còn rất nhiều bệnh nhân bỏng Việt Nam khác trong tình trạng tệ hơn nhiều. Và khi nhìn quanh phòng khám đang chịu nhiều áp lực ấy, tôi cũng không thể không đồng ý với bà. Nhưng may mắn là các khoản quyên góp mới đã giúp Phòng khám tiếp tục hoạt động.





26 tháng 6, 2025

VTM 173_Hương quê_THT

 


Xướng:

Quê tôi

Quê tôi xứ Bưởi buổi chiều
Mặt nước Sông Đồng chẳng gợn ba 
Châu Thới hoa rừng khoe sắc thắm
Bửu Long chim chóc lượn tầm xa 
Nhìn người lưu lạc nơi xa xứ
Thấu hiểu cho ai nỗi nhớ nhà 
Ao ước một ngày hồi cố quốc
Dạo quanh mái ấm tỉnh Biên Hoà
THT 

ba : sóng nước

Họa 1:

Linh Sơn Tiên Thạch Tự 
靈山

Cao vút núi xanh dưới nắng tà
Êm đềm ngoạn mục bất phong ba 
Trang nghiêm Thạch Tự cao vời vợi
Hoan hỉ sân chùa đón khách xa 
Rộn rịp viếng thăm nơi cổ tự
Thảnh thơi thư giãn dưới hiên nhà 
Thập phương bá tánh đều cung kính
Thí chủ vãng lai chốn dĩ hòa 
 PTL

Thạch tự: Linh Sơn Tiên Thạch Tự 靈山 còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như chùa Bà, chùa Phật hoặc chùa Thượng.

Chùa Bà là ngôi chùa cổ nhất trong số các chùa núi Bà Đen ở Tây Ninh, có tuổi đời lên đến 300 năm.

Hai vị thiền sư đầu tiên khởi công xây dựng ngôi chùa này là Thiền sư Đạo Trung và Thiền sư Thiện Hiếu.

Dĩ hòa: dĩ hòa vi tiên 以和為先

Dĩ: Lấy, dùng
Hòa: êm thuận với nhau. 
Vi: làm.
Tiên: trước.

Dĩ hòa vi tiên là lấy sự hòa thuận làm trước hết.

cổ tự 古寺: chùa lâu đời

Họa 2:

Quê Tôi 
Chiều xuống quê tôi dưới nắng tà
Dòng sông êm ả nét thu ba
Núi Bà sừng sửng mây che phủ
Róc rách suối vàng tận đỉnh xa
Mái ngói chùa trung Tiên Thạch Tự
Tăng ni tự viện một ngôi nhà
Thập phương bá tánh thường chiêm ngưỡng
Giới luật đồng tu giữ lục hòa
Hương Lệ Oanh VA

Lục hòa là 6 giới cấm của người tu sĩ phải giữ. Sau nầy phật tử tại gia cũng tự giữ cho mình như vị tu sĩ tùy theo người có thiện tâm. 
Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

Thân hòa cộng trụsống chung trong một tập thể, thường nên chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau.
Khẩu hòa vô tranhkhuyến khích khuyên bảo cùng nhau làm thiện, dứt trừ làm ác.
Ý hòa đồng sự cùng nhau bàn bạc cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận.
Giới hòa đồng tucùng nhau tu tập theo giới luật chung đã được đặt ra
Kiến hòa đồng giảilý đạo đã thông xin chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập.
Lợi hòa đồng quân bình đẳng trong đồng đẳng. 

Họa 3:

Hoài cảm
Mỗi lúc chiều sang ngắm nắng tà
Thương đời gian khổ lắm bôn ba.
Chạnh buồn đất khách thân già lão,
Vọng tưởng hồn quê núi khuất xa.
Tím ngắt lục bình loang loáng sóng,
Thiết tha chim quốc nhớ nhung nhà.
Năm dài tháng rộng tình vương vấn,
Ai đó tri âm mấy vận hoà...
Minh Tâm

Họa 4:

Quê tôi
Quãng Trị quê nghèo đượm nắng tà
Mươi phần sỏi đá, ruộng gần ba
Người dân bản xứ cam đành với
Ngọn Gió Lào  khô nỗi xót xa
Thạch Hãn chia dòng xuôi Cửa Việt
Hiền Lương cản lối cách quê nhà
Muôn đời Ái Tử hằng vun đắp
Vượt khó cùng xây mộng thái hòa.
TQ
June 14, 2025
Họa 5:

Nhớ nhà
Lặng ngắm chiều rơi dưới nắng tà
Chim trời vỗ cánh vọng âm ba
Mấy năm viễn xứ hồn hoang lạnh
Một phút suy tư cảnh xót xa
Nhớ mái tranh nghèo un khói bếp
Thương tà áo trắng sống quê nhà
Mơ ngày đất nước thanh bình cũ
Ta sẽ về thăm hưởng thái hòa
Nguyễn Cang
Jun. 14, 2025

1. Tân nhạc: Biên Hòa quê hương em

Sáng tác: Hà Công Chính & Trúc Thanh 
Ca sĩ: Trúc Thanh







2. Cổ nhạc: Gánh bưởi Biên Hòa

Soạn giả Viễn Châu
Nghệ sĩ: Quế Anh
 
 
HÒ:
Hò ơ… sông Biên Hòa chảy ra bãi cát
Bưởi Biên Hòa vị ngọt mùi thanh
Mười năm khói lửa đao binh
Cô em bán bưởi, hò ơ…
Cô em bán bưởi bỏ mình tại ai?

 
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Ngọn gió xuân thổi mơn man trên đường quê mát rượi, yểu điệu trên vai một gánh bưởi Biên… Hòa. (-)(-) Nàng hé nụ cười duyên đưa đôi hàm răng trắng nuột như ngà. (+) Nghiêng nghiêng vành nón lá, bó sát thân hình trong chiếc áo bà ba. (SL) Nàng mời tôi mua giùm bưởi làm quen, tôi chưa vội trả lời... vì mãi say sưa ngắm mớ tóc huyền, đang tung bay chập chờn trước gió.

Câu 2:
Mời anh mua bưởi Biên Hòa,
Bưởi này là giống Thanh Trà thiệt ngon
Mua về để tặng bà con,
Bưởi em đem bán ngọt ngon như đường. (-)(-)
Tôi vui vẻ nhận mua sau khi nghe tiếng nói dịu dàng. (+) Trước khi chia tay cô em, tôi còn ngỏ lời trêu ghẹo, hẹn với cô. (SL) “Cũng rằm tháng mười năm tới, khi có dịp ra thăm bà con ngoài Long Hải tôi sẽ ghé lại Biên Hòa để mua bưởi dùm cô".

Câu 3:

Chiếc xe từ từ chuyển bánh, gió cuốn bụi mù che lấp cả làng quê. Tôi quay đầu nhìn lại bên nhịp cầu tre thì thấy cô cũng nghiêng nón nhìn theo với tôi ra chiều thân mật. Tôi về nhà mơ hình tưởng bóng gặp gỡ bên đường nào lại nhớ thương? (SL) Đêm đêm tôi nằm mơ thấy cô gái quê trên đường mờ cát bụi. Giọt mồ hôi thấm trên làn tóc rối, nặng oằn vai một gánh bưởi Biên Hòa.

Nói lối:
Khi đất nước hãi hùng trong khói lửa,
Máu căm hờn bừng dậy khắp quê hương.
Đất Biên Hòa cũng nhuộm hết tang thương
Hàng bưởi ngọt như còn vương màu chiến họa.

VỌNG CỔ:

Câu 4:

Lũy tre xanh giờ đây đã úa tàn trong nắng hạ. Cây lá xơ rơ như nhuộm máu dân... lành. (-)(-) Vườn bưởi năm xưa trái hết sai oằn. (+) Nhưng cô gái năm xưa đâu vắng dạng? Chỉ thấy lá vàng rơi rụng đầy sân. (SL) Tôi bỗng thấy như cõi lòng rào rạt bâng khuâng, nhìn thấy lại bóng nàng thôn nữ. Bên nhịp cầu tre lắt lẻo, nụ cười duyên nở giữa môi hồng.

Câu 5:

Một ông lão đầu râu tóc bạc, ngồi vót nan tre dưới bóng đa già. (-)(-) Khi nghe tôi hỏi thăm, lệ bỗng chan hòa. (+) “Cậu ơi! Con Duyên, con của lão đã chết rồi giữa tuổi thơ ngây. (SL) Trong khi giặc xâm lăng nó tràn vào xóm nhỏ, con gái tôi quyết giữ tròn câu trinh tiết nên đã cắn lưỡi quyên sinh trong một tối trăng mờ.

Câu 6:

Trời ơi! Nghe ông lão giãi bày cớ sự, tôi bàng hoàng như sét đánh ngang tai. Những chiếc lá vàng thi nhau rơi rụng tung bay, như muôn giọt lệ khóc đời trinh nữ. Cô Duyên ơi! Nụ cười duyên đã tàn trong khói lửa... nhớ đến ngày này năm xưa thêm xót xa cho một kẻ bên đàng. (SL) Tiếng chim vẫn hót líu lo, đàn bướm trắng vẫn chập chờn bay lượn.
Gió đưa cành trúc là đà
Cô em bán bưởi Biên Hòa còn đâu!.

16 tháng 6, 2025

Sài gòn nửa trăm năm_Lê Hữu Nghĩa

Lê Hữu Nghĩa là cựu huấn luyên viên Học viện cảnh sát quốc gia ở Thủ đức


Nguồn: https://youtu.be/LZ18cnm7ZsE




12 tháng 6, 2025

VTM 172_Chuyển mình_Tâm Quã

 



Xướng:

Chuyển mình
Mồng năm đoan ngọ sấm dông
Trời rung đất chuyển từng không mây mù
Sự đời lắm chuyện phù du
Ước mơ càng lớn ô dù càng cao
Hợp tan tan hợp lẽ nào
Nắng – Mưa…Đất chịu đã bao nhiêu đời
Trăm sông cùng chảy về khơi
Chú tiểu quét lá với lời nguyện mong
Quê nhà hòn ngọc viễn đông
Ai người mài dũa…Ai không chỉ là
Thành đô phố hội kinh qua
Dân giàu nước mạnh phồn hoa thể nào ?!?
Tâm Quã

Họa1:

Chạnh lòng
Một đêm phố núi mưa dông
Gió xô cây lá lưng không mịt mù
Chạnh thương kẻ chốn thượng du
Tháng năm đói khổ cho dù sức cao
Ước ao có được ngày nào
Chẳng còn cơ cực qua bao tuổi đời
Giấc mơ ảo ảnh xa khơi
Xót xa thân phận van lời cầu mong
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Đủ no, đủ ấm chớ không lụa là
Thời kỳ “quá độ” chóng qua
Bản làng trở lại nở hoa thuở nào
THT



Họa 2:

Hải chiến Hoàng sa 1974

Mỗi khi trời chuyển cơn dông
Mây đen vây phủ trên không mịt mù
Nghĩ đời thế sự chu du
Tránh sao khỏi nạn cho dù tay cao
Nhớ về ngày ấy năm nào
Hoàng sa quần đảo xiết bao nghịch đời
Lăm le “tàu” địch ngoài khơi
Hải quân quyết chiến đáp lời nước mong
Khi trời vừa rạng hừng đông
Trên tàu chỉ thấy trống không là là
Xóa quân xâm lược đêm qua
Văn Thà họ Ngụy vòng hoa nơi nào
PTL

Thiếu  tá Ngụy Văn Thà (1943-1974) quê Trảng bàng, Tây ninh, chỉ huy chuyến hạm HQ10 khi đánh Tàu cộng

Họa 3:

Mơ Màng
Đất bằng nổi trận mưa giông 
Sớm mai thức dậy trên không sương mù 
Một vùng xám xịt vân du
Mơ màng như những cánh dù bay cao 
Kiếp người cho dẫu thế nào 
Muôn vàn chịu đựng trãi bao sự đời 
Con tàu lướt sóng ngàn khơi 
Vững bền tay lái như lời ước mong
Dẫu rằng có thác biển đông 
Ngàn năm bia đá hư không cũng là 
Sau cơn bão tố vượt qua 
Người còn kẻ mất đóa hoa năm nào 
Hương Lệ Oanh VA 
Jun. 07, 2025 

Họa 4:

Đời hợp tan
Miền Trung bão lụt mưa dông
Đường quanh co thẳm trên không tối mù
Mưa chiều rớt hạt thù du
Mong cho mưa tạnh cánh dù bay cao
Bèo trôi tan hợp lúc nào
Trường giang nước chảy biết bao biển đời
Thuyền buồm vượt biển trùng khơi
Người đi đi mãi quên lời ước mong
Chiều tàn cánh hạc vờn đông
Đêm trăng vỗ cánh trên không mới là
Người về hội ngộ hôm qua
Hẹn nhau lần nữa thăng hoa chốn nào?!!
Nguyễn Cang
Jun. 07, 2025

Họa 5:



Phố mưa

Chiều về ào ạt cơn dông,
Nắng hồng vội tắt thinh không tối mù.
Lá vàng lìa cội phiêu du,
Mây đen nặng trĩu che dù trời cao.
Mắt trông vời vợi phương nào,
Mưa tuôn sầm sập thương bao cảnh đời.
Theo dòng nước chảy ra khơi
Cống dơ rác bẩn chẳng lời ước mong.
Phập phồng, bong bóng vầy đông,
Mặt đường sóng vỗ, phố không lụa là.
Ngược xuôi kẻ lại người qua
Nước tung trắng xoá phải hoa không nào?
Minh Tâm

  

1. Tân nhạc: Em còn nhớ hay em đã quên

Sáng tác: Trinh Công Sơn

Ca sĩ: Ý Lan


https://youtu.be/CJZTKVzr6Bw




2. Cổ nhạc: Đời Là Thế Thôi 
Soạn giả: Lý Bông Dừa và Quách Beem
Nghệ sĩ: Hồ Minh Đương


(https://www.youtube.com/watch?v=KlvuWEtdMRw)

Tân Nhạc
Khổ trước sướng sau thế mới giàu,
Tình nghĩa anh em có chắc bền lâu
Giàu trước khổ sau thế mới đau lòng
Khi sa cơ không còn ai
Khi mình đã có những gì người ta cần
Người ta luôn quan tâm và chia sẻ
Khi mình sa cơ thất thế trên cuộc đời
Người ta mang mình ra đành rẽ bán
Khi gian nan mới biết ai là bạn
Hỏi thế nhân ơi, có mấy người cũng như tôi.

Khổ trước sướng sau thế mới giàu
Giàu trước khổ sau thế càng đau
Thời thế cho ta, nhận biết ra rằng
Khi gian nan có còn ai
Nói nghe nè bạn ơi
Tôi cám ơn bạn nhiều
Nhờ bạn mà tôi có ngày hôm nay
Một lần này nữa thôi
Tôi xin cám ơn bạn
Đã cho tôi biệt đời chỉ là thế thôi.
Một lần này nữa thôi
Tôi xin cám ơn bạn
Đã cho tôi biệt đời chỉ là thế thôi.

Vọng Cổ 

Câu 4:
Mội trái tim thôi tôi sẻ nửa ngăn đôi để xác thân kia kiếp giang hồ in cát bụi.
Hằng vết thời gian bài học đời tôi nếm trải mới hiểu thấu ai ơi câu thế sự vốn muôn... màu.
Mai mỉa nhìn nhau bởi hai chữ nghèo giàu.
Bạn đã dạy tôi biết thế nào là cuộc sống,
nếm trải thăng trầm mới hiểu biển rộng trời cao.
Nghị lực sinh tồn từ cay đắng thương đau,
tôi tiếc tình xưa gọi mày tao mà thành tri kỷ.
Xuống ngựa lên xe nhận bao lời hoa mỹ,
thực tế chua cay mới ngẫm nghĩ ra đời.

Trăng Thu Dạ Khúc
Nuốt... cay chén nhục để làm hành trang tôi bước đi.
Trách ai bây giờ, oán than sự đời.
Người sang kẻ khó vốn hơn thua,
thế gian đen bạc nghĩa tình đành sao đem bán mua.

Câu 5:
Mất mát hôm qua sự đời tôi thấm thía,
vết sẹo hằng sâu câu bán nghĩa mua tình.
Bạc lắm ai ơi người ta chẳng như mình.
Khi đủ lớn khôi tôi đã từng nhỏ dại,
đem hết sự chân thành đối đãi với anh em.
Từ vực thẳm cuộc đời tôi vùng vẫy ngoi lên,
rướm máu đôi chân mới vững bền trong gian khó.
Đời là thế thôi đời là như thế đó,
Bóng tối âm u mới sáng tỏ tình đời.

Câu 6:
Tôi và bạn cũng một thời ngang dọc,
chốn phong trần ta đã khóc cười chung.
Nguy nan mới rõ anh hùng,
xa cơ mới rõ ai cùng bên ta.







11 tháng 6, 2025

In Loving Memory Sean Locascio (1972-2025)_PTL

 Sean Locascio jointed the US Navy as a nuclear machinist on the USS Enterprise.

After he retired from Navy, he worked for the Surry Nuclear Power Station and his last position was a Nuclear Simulator Instructor.





Note: The poem is translated from the Vietnamese poem “Remembering Friend” by Phat Tran-Lam. This is a new 8-word verse form; each group has 4 sentences, each sentence has 8 words. The end word in the 2nd and 3rd sentence must rhyme. Each sentence, the 3rd, 8th word must have different tone with the 5th word (one is low tone, other must high tone). This verse form was born (1932 - 1945) to separate from the Chinese Tang poetry form (618-907). It is easy to write and easy to express the poet's thoughts.