16 tháng 9, 2024

Tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island năm 1979, USA_Trần-Lâm Phát

 

Bối cảnh tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island, tiểu bang Pennsylvania, năm 1979, USA

Bài viết  căn cứ vào tài liệu Backgrounder của NRC Hoa kỳ vào 11 tháng 2 năm 2013.

NRC là ai ?
NRC (Nuclear Regulator Commission) là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa kỳ do quốc hội lập ra năm 1974 để bảo đảm an toàn cho dân chúng và môi trường trong việc sử dụng chất phóng xạ. NRC qui định luật cho các nhà máy điện nguyên tử và các cơ quan dân sự dùng nhiên liệu nguyên tử như y học.
NRC cấp giấy phép cho xây, giấy phép đóng cửa, giấy phép gia hạn thời gian hoạt động nhà máy điện nguyên tử.
Ngoài trung tâm đầu nảo của NRC ở Rockville, Maryland , NRC có văn phòng ở 4 vùng khác nhau:
Vùng 1 trụ sở King of Prussia,  Pennsylvania.
Vùng 2 trụ sở Alanta,  Georgia.
Vùng 3 trụ sở Lisle, Illinois.
Vùng 4 trụ sở Arlington, Texas.
NRC thanh tra thường xuyên nhà máy và chỉ chổ sơ hở về an toàn cho nhà máy để sửa chửa.
NRC cảnh cáo vi phạm luật an toàn. Nhà máy không khắc phục kịp thời sẽ bị phạt tiền rất nặng. Nhà máy tái phạm hay vi phạm nghiêm trọng sẽ bị NRC tạm thời đình chỉ sản xuất điện cho đến khi lỗi đươc khắc phục.
 NRC là cơ quan kiểm tra, duyệt, chấm bài thi và cấp bằng điều khiển nhà máy cho thí sinh thi đậu viết và thực hành. Mỗi nhà máy có nhân viên NRC thường trú để kiểm tra về an toàn.
Cứ 2 năm NRC thanh tra 1 lần. Nhân viên không được tiết lộ sự hiện diện của thanh tra; ai vi phạm sẽ bị kỷ luật (tối đa là sa thải), phạt tù và tiền theo luật liên bang. Ai đe dọa, lừa dối NRC thanh tra sẽ bị nghiêm trị theo luật liên bang: tù và tiền.
Khi NRC đến thanh tra hay chấm thi, NRC không bao giờ tham dự các bửa ăn do công ty thết đãi.
Bên cạnh NRC, INPO (Institute of Nuclear Power Operations) là 1 tổ chức thanh tra và chấm điểm thứ tự nhà máy điện nguyên tử ở Hoa kỳ.
Sau khi tai nạn xảy ra ở Three Miles Island, INPO đuợc thành lập năm 1979  bởi những nhà máy điện nguyên tử ở Hoa kỳ. Trung tâm đầu nảo ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia. INPO đưa ra tiêu chuẩn, kiểm tra chương trình huấn luyện và sự hoạt động của nhà máy điện nguyên tử . INPO giúp các đơn vị nhà máy điện nguyên tử sửa chửa khuyết điểm và tăng cường sự an toàn. INPO được yểm trợ tài chánh bởi các nhà máy điện nguyên tử ở Mỹ . INPO là cơ quan độc lập không trực thuộc hay bị ảnh hưởng của NRC nhưng dựa theo luật lệ của NRC để kiểm tra nhà máy hạt nhân.
 
Bối cảnh tai nạn ở nhà máy Three Mile Island thuộc tiểu bang Pennsylvania, USA
Trong bài này gồm:
1. Sơ đồ nhà máy TMI-2
2. Tóm lược sự việc
3. Sơ đồ hoạt họa của diễn tiến tai nạn
4. Tác dụng đến sức khỏe
5. Ảnh hưởng của tai nạn
6. Tình trạng hiện thời
7. Tin tức thêm
8. Chú giải
Tóm lược:
Lò phản ứng số 2 (TMI-2) gần thành phố Middletown, quận Dauphin, tiểu bang Pennsylvania xảy ra một phần nóng chảy vào ngày 28 tháng 3 năm 1979. Đây là lịch sử tai nạn nghiêm trọng do nhà máy điện nguyên tử mặc dù 1 số lượng nhỏ chất phóng xạ lan ra ngoài và không hề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ dân chúng. Sau tai nạn này, chính phủ Hoa kỳ thay đổi toàn diện sự kiểm tra về chương trình phản ứng khẩn cấp, huấn luyện về lò phản ứng, vai trò kỹ sư, kiểm soát & bảo vệ nhiễm phóng xạ và những lĩnh vực khác trong cơ chế vận hành, điều khiển nhà máy điện nguyên tử. Đó là lý do NRC nghiêm khắc kiểm tra chính sách giám sát. Những thay đổi này nâng cao sự an tòan của lò phản ứng.
Kết họp giữa máy móc hư hỏng, vấn đề kiến trúc và phán đoán sai lầm của nhân viên đưa đến một phần nóng chảy của lò phản ứng TMI-2 và 1 số lượng mỏng manh chất phóng xạ đưa ra ngoài vùng kế cận.

1.Sơ đồ nhà máy:



2. Tóm lược sự việc:

Tai nạn bắt đầu vào 4 giờ sáng (giờ địa phương) ngày thứ tư, 28 tháng 3 năm 1979 khi hệ thống thứ 2 (secondary) không dính líu tới lò phản ứng của 1 trong 2 lò phản ứng bị trục trặc. Sự hư hỏng về cơ khí hay điện làm cho máy chủ yếu bơm nước  không đưa nước tới bộ phận sản suất áp suất để làm giảm nhiệt độ lò phản ứng. Lý do này làm cho máy phát điện và lò phản ứng tự động tắt. Ngay lập tức áp suất trong hệ thống thứ nhất (primary) (1 phần của lò nguyên tử) bắt đầu tăng lên. Để kiểm soát áp lực này, cái van (valve) giảm áp suất nằm trên đầu của hệ thống tạo áp suất mở ra. Cái van này sẽ đóng lại khi áp suất giảm xuống đến mức qui định nhưng nó bị nghẽn không tự đóng lại được. Hệ thống kiểm tra trong phòng điều hành (control room) cho biết cái van này đã đóng lại. Kết cuộc nhân viên điều khiển nhà máy không hề biết nước làm lạnh đã đổ ào ạt xuống cái van bị kẹt ở vị trí mở.
Lượng nước làm nguội chảy từ hệ thống thứ nhất (primary system) qua cái van, những dụng cụ đo lường, báo hiệu của bộ phận khác không cung cấp đầy đủ tin tức cho người điều hành nhà máy. Không có dụng cụ nào cho biết bao nhiêu nước đã vô trong lò phản ứng. Như vậy ban điều khiển nhà máy giả sử rằng khi áp suất lên cao, lò phản ứng được bao che bởi lượng nước qui định . Khi chuông báo động vang lên và đèn báo hiệu nhấp nháy, nhân viên điều hành không biết họ đã gặp tai nạn mất nước làm nguội. Họ đã quyết định phản ứng nghiêm trọng nhưng họ làm cho điều kện trở nên xấu hơn. Nước thoát ra từ van bị kẹt làm giảm quá nhiều áp sất của hệ thống thứ nhất khiến cho máy bom làm nguội tắt đi để tránh rung động (vibration). Để tránh tình trạng mất hết áp suất, ban điều hành giảm lượng nước khẩn cấp làm nguội đưa vào hệ thống thứ nhất . Hành động này làm giảm sự làm nguội lò phản ứng và đưa đến tình trạng quá nóng.
Không có đủ lượng nước chảy vào, nhiên liệu nguyên tử quá nóng đến mức độ zirconium bị vở và nhiên liệu nguyên tử bắt đầu nóng chảy. Sau này người ta khám phá 50% nhiên liệu bị nóng chảy trong giai đoạn bắt đầu tai nạn. Mặc dù TMI-2 bị thiệt hại nặng về lò phản ứng nóng chảy, tai nạn khủng khiếp trong ngành điện nguyên tử, nhưng ảnh hưởng đến bên ngoài không đáng kể. 
Không như thảm hoạ Chernobyl ở Nga và Kukushima ở Nhật, lò phản ứng ở TMI-2 đứng vững như bàn thạch và khóa kín chất phóng xạ bên trong.
Ban đầu chính quyền tiểu bang và liên bang e ngại về số lượng phóng xạ nhỏ nhen đo bên ngoài vào cận trưa ngày 28 tháng 3 và tỏ ra quan ngại nhiều hơn về chất phóng xạ có thể xảy ra  vùng dân cư quanh nhà máy. Họ không biết lò phản ứng đã nóng chảy nhưng họ lập tức lập giai đoạn để kiểm soát lò phản ứng và bảo đảm luợng nước làm nguội cho lò phản ứng. Văn phòng NRC ở King of Prussia được thông báo lúc 07:45 sáng ngày 28 tháng 3. Trung tâm đầu nảo NRC ở Hoa thịnh đốn được báo cáo và trung tâm điều khiển của NRC ở Bethesda bắt đầu phân công. Văn phòng khu vực bắt đầu gởi đoàn thanh tra đầu tiên đến nơi tai nạn. Nhân viên của bộ năng lượng và môi trường cũng bắt đầu vận chuyển nhân viên đến nơi để giúp đở . TMI mướn trực thăng và bộ năng lượng lấy mẫu  để đo chất phóng xạ trên không vào giữa trưa. Đội ngũ từ phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven cũng phái nhân viên đến giúp đo lường chất phóng xạ . Tòa bạch ốc được thông báo lúc 9:15 sáng và 11 giờ những nhân viên không cần thiết được lịnh về nhà.
Vào chiều 28 tháng 3, lò phản ứng có đầy đủ lượng nước làm nguội và bắt đầu ổn định . Tuy nhiên nỗi lo ngại mới bắt đầu sáng thứ 6, ngày 30 tháng 3.  Số lượng phóng xạ đáng kể từ tòa nhà phụ được thải ra để giảm áp suất của hệ thống thứ nhất và cắt bớt lượng nước làm nguội vào lò phản ứng gây ra sự hiểu lầm và kinh ngạc. Trước sự bất ổn của nhà máy, thống đốc bang Pennsylvania, ông Richard L.Thornburg, hỏi ý kiến NRC về sự di tản dân xung quanh nhà máy . Thống đốc và chủ tịch NRC, ông Joseph Hendrie đồng ý kế hoạch đưa dân ra khỏi vùng để bảo đảm an toàn. Thống đốc Thornburg yêu cầu phụ nữ mang thai và thiếu niên trước tuổi đi học cư ngụ trong vòng bán kính 5 mile (8 km) phải di tản.
Trong thời gian ngắn, phản ứng hóa học nơi nóng chảy tạo ra lượng lớn hydrogen trong vòm cao (cái mũ) của nơi tạo áp suất, nơi chứa lò phản ứng. Trong trường họp này bong bóng của hygrogen rơi vào trong toà nhà lò phản ứng và có thể tạo ra lổ thủng của tòa nhà lò phản ứng. Bong bóng hygrogen là nỗi âu lo lớn cho chánh quyền và dân chúng trong ngày chú nhật 31 tháng 3. Cơn khủng hoảng chấm dứt khi chuyên viên cao cấp xác định rằng bong bóng của hygrogen không thể gây ra cháy hay bùng nổ khi thiếu lượng oxygen trong bầu tạo áp suất. Hơn nữa lúc ấy nhà máy đã thành công làm giảm diện tích của bong bóng hydrogen.


3. Sơ đồ hoạt hoạ của diễn tiến tai nạn:


Sau đây là sơ đồ hoạt hoạ diển tiến của tai nạn ở nhà máy TMI-2


Chú thích: Bạn hãy kiên nhẫn xem vì có lúc tưởng như đã xong (không có hoạt họa) nhưng thực ra thời gian ngừng 1 vài giây trước khi bắt đầu sự kiện mới


4. Tác dụng đến sức khỏe:


NRC với bộ tài nguyên và môi trường, bộ y tế, bộ giáo dục và trợ cấp cùng với chánh quyền tiểu bang Pennylvania nghiên cứu kỹ càng về hậu quả của tai nạn gây ra bởi chất phóng xạ. Nhiều cơ quan độc lập cũng thực hiện nghiên cứu. Khoảng 2 triệu người  xung quanh nhà máy TMI-2 trong lúc tai nạn, phỏng đoán đã nhiễm phóng xạ khoảng 1 mili rem hơn chất phóng xạ bị nhiễm bởi môi trường thiên nhiên (background radiation như nhà gạch, ánh nắng mặt trời, nước, không khí, tia cosmic, dụng cụ y khoa, thuốc lá, du lịch bằng máy bay v.v.) Đây là thí dụ đễ dễ so sánh: Khi chụp x ray ngực con người nhận 6 mili rem và môi trường thiên nhiên gây ra phóng xạ  vào người từ 100-125 mili rem mỗi năm.
Chú thích: REM là đơn vị đo chất phóng xạ ở Mỹ. Vì lượng nhiểm rất nhỏ nên người ta dùng mili rem cho chính xác hơn
Vài tháng sau khi tai nạn xảy ra, những câu hỏi được nêu lên về ảnh hưởng chất phóng xạ thải ra từ nhà máy TMI-2 đối với con người, súc vật, cây cối xung quanh. Không có 1 chứng minh nào cho thấy tai họa gây ra bởi tai nạn này. Vài ngàn mẫu thí nghiệm về không khí, nước, sữa, đất, rau cỏ, thực phẩm được thu thập bởi những cơ quan khác nhau. Một lượng rất nhỏ chất phóng xạ thải ra trong tai nạn. Tuy nhiên sự điều tra và nghiên cứu kỹ càng của các tổ chức danh tiếng như viện đại học Columbia, viện đại học Pittsburg kết luận rằng:  mặc dù có sự hư hại của lò phản ứng nhưng chất phóng xạ lan ra ngoài không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ dân chúng và môi trường.


5. Ảnh hưởng của tai nạn:


Sự phối họp giữa sai lầm của con người, kiến trúc không đúng mức và trục trặc máy móc đã đưa đến tai nạn  nhà máy TMI-2 và là động lực thay đổi về kỹ nghệ điện nguyên tử và cơ quan điều khiển nguyên tử của chánh phủ Hoa Kỳ NRC.  Trước sự sợ hải và không tin cậy gia tăng, NRC  kiểm tra và quan sát chặt chẽ hơn và ban quản lý nhà máy điện nguyên tử càng thận trọng hơn. Nghiên cứu và phân tách kỹ càng về tai nạn đưa đến 1 sự hoàn toàn đổi mới vĩnh viễn về sự kiểm tra của nhà máy có giấy phép để giảm đi ảnh hưởng về sức khoẻ và an toàn cho dân chúng.
 Sau đây là những thay đổi lớn kể từ tai nạn:
·         Nâng cấp và cường độ của thiết kế nhà máy và máy móc. Nó bao gồm chương trình cứu hỏa, hệ thống ống dẫn, máy bơm nước phụ, cô lập lò phản ứng, độ tin cậy bền bỉ của từng bộ phận (van thả áp suất, những ngắt điện và khả năng tự động tắt của nhà máy.)
·         Xác định vai trò chủ yếu về cách làm việc an toàn. Bắt buộc huấn luyện liên tục người đều khiển nhà máy và nhân viên quản lý. Tăng cao phẩm chất máy móc đo đạc và điều khiển nhà máy . Xây dựng cho nhân viên nhà máy chương trình “ phù hợp cho nhiệm vụ” về nồng độ cồn, lạm dụng thuốc men.
·         Tăng cường  chương trình phản ứng khẩn cấp, bao gồm việc  báo cáo cho NRC về những điều kiện xảy ra bất thường 24/24 giờ mỗi ngày. Thực tập chương trình hành động khẩn cấp vài lần trong năm có sự tham gia của chánh quyền địa phương, tiểu bang , liên bang và NRC.
·         Tăng cường  nhiệm vụ của NRC như  quan sát, tìm ra sai sót,  thẩm định về khả năng vận hành nhà máy trong chu kỳ ấn định và tường trình cho công chúng.
·         Nhân viên cao cấp của NRC thường xuyên phân tích khả năng vận hành của những nhà máy cần thêm chú ý đáng kể.
·         Tăng thêm NRC thanh tra thường trực tại nhà máy, lần đầu năm 1977,  phải có 2 thanh tra cư ngụ gần và làm việc trực thuộc mỗi nhà máy ở Hoa kỳ để  quan sát nhà máy tuân theo luật chính phủ.
·         Tăng cường thực hiện: định hướng về an toàn cũng như kiểm tra và dùng sự đánh giá rũi ro để xác định sự thiệt hại cho đến tai nạn hiểm nghèo.
·         Tăng thêm và tổ chức lại cơ cấu nhân viên thuộc văn phòng khác nhau trong hệ thống NRC.
·         Thiết lập cơ quan INPO, kỹ nghệ điện nguyên tử cùng nhau thiếp lập qui chế của chính mình, tin tức của Viện năng lượng cung cấp thống nhất về qui lật và tác động qua lại với cơ quan NRC và những cơ quan khác.
·         Nhà máy điện nguyên tử gắn thêm dụng cụ để giảm nhẹ điều kiện tai nạn, theo dõi cường độ phóng xạ và tình trạng của nhà máy.
·         Nhà máy điện nguyên tử ban hành chương trình để sớm khám phá sự trở ngại của những dụng cụ an toàn quan trọng, và thu nhặt những tin tức, dữ liệu để chia xẻ kinh nghiệm nhanh chóng.
·         Tăng cường sinh hoạt quốc tế của NRC để chia xẻ kiến thức về an toàn nguyên tử với những quốc gia khác trong lĩnh vực kỹ thuật quan trọng.


6. Tình trạng hiện thời:


Ngày nay lò phản ứng của TMI-2 vĩnh viễn đóng cửa và nhiên liệu đã được tháo gỡ. Hệ thống nước làm nguội lò phản ứng đã tháo cạn và nước có chất phóng xạ dược trừ khử và bốc hơi. Những rác rưỡi có phóng xạ đã được chở đến nơi hủy bỏ và những mảnh vỡ của nhiên liệu và lò phản ứng được đưa đến phòng thí nghiệm quốc gia của bộ năng lượng ở Idaho. Năm 2001 công ty First Energy mua TMI-2 từ công ty GPU. First Energy có họp đồng theo dõi TMI-2 từ  công ty Exelon, công ty Exelon hiện là chủ và điều hành TMI-1. Công ty dự trù giữ nguyên trạng thái TMI-2 trong thời gian lâu dài, theo dõi khu lưu trử cho đến khi giấy phép hoạt động của TMI-1 hết hạn. Lúc đó cả hai nhà máy sẽ được tháo gỡ.
Sau đây là niên đại tổng quát của công trình làm sạch TMI-2 từ 1980 đến 1993:
Tháng 07 năm 1980: Lần đầu tiên nhân viên vào trong lò phản ứng sau tai nạn.
Tháng 11 năm 1980: Ban điều hành tháo gỡ TMI-2 lần đầu tiên nhóm họp với dân chúng, nhà khoa học, chính quyền địa phương và tiểu bang tại Harrisburg, Pennylvania.
Tháng 07 năm 1984: Cái chụp lò phản ứng (reactor vessel head) được tháo ra.
Tháng 10 năm 1985:  Bắt đầu tháo gỡ nhiên liệu.
Tháng 07 năm 1986: Chở những mảnh vỡ của lò phản ứng ra khỏi khu vực nhà máy.
Tháng 08 năm 1988: Công ty GPU đệ trình đề xuất tu chính giấy phép hoạt động TMI-2 thành giấy phép sở hữu và cho phép công ty giám sát lâu dài nơi lưu trữ .
Tháng 01 năm 1990: Nhiên liệu hòan tòan được tháo gỡ .
Tháng 07 năm 1990: Công ty GPU đệ trình ngân sách 229 tỷ để tháo gỡ phóng xạ của nhà máy.
Tháng 01 năm 1991: Bắt đầu cho bốc hơi nước tai nạn
Tháng 04 năm 1991: NRC ra bố cáo về sự yêu cầu sửa giấy phép của công ty GPU.
Tháng 02 năm 1992:  NRC công bố tường trình sự an toàn và cho chuyển giấy phép.
Tháng 08 năm 1993:  Công trình tháo gở nước chấm dứt: 2,23 triệu gallon nước đã tháo ra.
Tháng 09 năm 1993:  NRC cấp giấy phép sở hữu.
Tháng 09 năm 1993:  Ban điều hành tháo gỡ TMI-2 họp lần cuối cùng.
Tháng 12 năm 1993:  Lưu trử theo dõi bắt đầu.
7. Tin tức thêm:
Muốn biết thêm tin tức về tai nạn của TMI-2 xin liên lạc bằng Anh ngữ:
NRC phòng hồ sơ công cộng: 301-415-4733 hoặc 1-800-397-4209 hay email pdr@nrc.org
địa chỉ : 11555 Rockville Pike, Rockville, MD 20852.
Nên nhớ: hồ sơ bằng micro fiche và phải trả lệ phí .
8. Chú giải:
Những từ sau đây bằng Anh ngữ để rộng bề dư luận:
Auxiliary feedwater ‑ (see emergency feedwater)
Background radiation ‑ The radiation in the natural environment, including cosmic rays and radiation from the naturally radioactive elements, both outside and inside the bodies of humans and animals. The usually quoted average individual exposure from background radiation is 300 millirem per year.
Cladding ‑ The thin‑walled metal tube that forms the outer jacket of a nuclear fuel rod. It prevents the corrosion of the fuel by the coolant and the release of fission products in the coolants. Aluminum, stainless steel and zirconium alloys are common cladding materials.
Emergency feedwater system ‑ Backup feedwater supply used during nuclear plant startup and shutdown; also known as auxiliary feedwater.
Fuel rod ‑ A long, slender tube that holds fuel (fissionable material) for nuclear reactor use. Fuel rods are assembled into bundles called fuel elements or fuel assemblies, which are loaded individually into the reactor core.
Containment ‑ The gas‑tight shell or other enclosure around a reactor to confine fission products that otherwise might be released to the atmosphere in the event of an accident.
Coolant ‑ A substance circulated through a nuclear reactor to remove or transfer heat. The most commonly used coolant in the U.S. is water. Other coolants include air, carbon dioxide, and helium.
Core ‑ The central portion of a nuclear reactor containing the fuel elements, and control rods.
Decay heat ‑ The heat produced by the decay of radioactive fission products after the reactor has been shut down.
Decontamination ‑ The reduction or removal of contaminating radioactive material from a structure, area, object, or person. Decontamination may be accomplished by (1) treating the surface to remove or decrease the contamination; (2) letting the material stand so that the radioactivity is decreased by natural decay; and (3) covering the contamination to shield the radiation emitted.
Feedwater ‑ Water supplied to the steam generator that removes heat from the fuel rods by boiling and becoming steam. The steam then becomes the driving force for the turbine generator.
Nuclear Reactor ‑ A device in which nuclear fission may be sustained and controlled in a self‑supporting nuclear reaction. There are several varieties, but all incorporate certain features, such as fissionable material or fuel, a moderating material (to control the reaction), a reflector to conserve escaping neutrons, provisions for removal of heat, measuring and controlling instruments, and protective devices.
Pressure Vessel ‑ A strong‑walled container housing the core of most types of power reactors.
Pressurizer -  A tank or vessel that controls the pressure in a certain type of nuclear reactor.
Primary System ‑ The cooling system used to remove energy from the reactor core and transfer that energy either directly or indirectly to the steam turbine.
Radiation ‑ Particles (alpha, beta, neutrons) or photons (gamma) emitted from the nucleus of an unstable atom as a result of radioactive decay.
Reactor Coolant System ‑ (see primary system)
Secondary System ‑ The steam generator tubes, steam turbine, condenser and associated pipes, pumps, and heaters used to convert the heat energy of the reactor coolant system into mechanical energy for electrical generation.
Steam Generator ‑ The heat exchanger used in some reactor designs to transfer heat from the primary (reactor coolant) system to the secondary (steam) system. This design permits heat exchange with little or no contamination of the secondary system equipment.
Turbine ‑ A rotary engine made with a series of curved vanes on a rotating shaft. Usually turned by water or steam. Turbines are considered to be the most economical means to turn large electrical generators.
nguồn: http://www.nrc.gov/reading-rm/doc-collections/fact-sheets/3mile-isle.html

15 tháng 9, 2024

Đồng lúa quê tôi_PTL

 


Nhành lúa mới
Tôi tới một miền quê kề bên trận địa vào một buổi chiều hoe nắng.
Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài, vắng bóng người nông phu cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm, không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua một đêm ngủ đỗ, sáng hôm sau, tôi trở dậy lên đường. Trong ánh nắng ban mai, đố ai biết có gì đổi khác? Nhìn vào thôn xóm, vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm nhưng dãi đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ đến bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lượt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên dãi đồng rộng mênh mông. Trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát, trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên khắp đô thành và làng mạc, thì ở đây, người nông dân Việt nam vẫn thản nhiên gieo nguồn sống.
Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trỗi dậy, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cả một dân tộc.
Khuyết Danh
(Báo Tia sáng Hà nội 1950)

11 tháng 9, 2024

VTM 154_Đọc sách_PTL

 


Hình trích trong quyển Quốc văn giáo khoa thư, trang 8, do nha học chính Đông-Pháp xuất bản năm 1930, lưu trử tại thư viện của Đại học Yale, tiểu bang Connecticut, U S A.

Xướng:

Đọc sách
Đọc sách noi gương bậc thánh hiền
Tương lai tránh khỏi cảnh truân chuyên
Đường đi phía trước luôn ghi nhớ 
Cuộc sống gập ghềnh với ngả nghiêng
Giao thiệp thâm tình nên nắm giữ
Tôn sư lễ nghĩa vẫn lưu truyền
Mai kia danh vọng đừng quên vội
Bần tiện chi giao lúc đảo điên
PTL
Bần tiện chi giao mượn ý từ câuBần tiện chi giao mạc khả vong 貧賤 之交 莫忘” (Người giao tiếp lúc còn nghèo, chớ nên quên.)


Họa 1:

Gia giáo
Vốn dòng gia giáo gái ngoan hiền 
Tứ đức tam tùng tánh chính chuyên 
Hiếu thảo thuận hoà luôn gắng nhớ 
Thời xưa lễ độ khó chao nghiêng 
Tương lai hạnh phúc không bờ bến 
Lễ giáo gia phong tiếp tục truyền 
Thế hệ đời sau mong giữ mãi 
Duy trì đời trước chớ cuồng điên 
Hương Lệ Oanh VA

Họa 2:

Ăn xôi chịu đấm
Rung đùi vênh váo cưới vợ hiền
Ngôn hạnh công dung lại chính chuyên
Gặp phải Hà đông đành chịu chết
Cuộc đời lên lão bỗng xiêu nghiêng
Ăn xôi chịu đấm lòng tê tái
Nghĩ lại suy đi ngỡ bí truyền
Híp mắt ngoại hình nên quyết vội
Để rồi khổ ải đến cuồng điên

THT


Họa 3:
Học hỏi gương xưa
Bao nhiêu gương sáng bậc tiên hiền,
Tìm học nên người, dạ gắng chuyên.
Hạnh đức dồi trau thường sáng tỏ,
Nghĩa nhân gìn giữ chẳng chinh nghiêng.
Chắt chiu kiến thức ngàn xưa trải,
Gạn lọc tinh anh vạn thuở truyền.
Thiên hạ đắm chìm trong lửa đạn,
Bởi tranh vương bá mộng cuồng điên.
Minh Tâm

Họa 4:

Làm người
Rèn thân trí dũng đạo tâm hiền
Học phép giao tình mở dạ chuyên
Đao đức từ bi dù khốn khó
Nhân hòa bác ái dẫu chênh nghiêng
Noi gương tổ phụ ngàn năm giữ
Nối chí tiền tông vạn kiếp truyền
Nghĩa nặng thiên kim hằng ghi nhớ
Thành danh... Thất bại... Chẳng cuồng điên!
TQ

Sept. 02, 2024

 

Họa 5:

Thư sinh thuở trước
Thư sinh thủa trước thật ngoan hiền,
Phong độ đơn thuần học tập chuyên.
Phụ tử ơn thâm luôn hiếu đễ,
Quân thần trung tín chẳng nhào nghiêng.
Sư đồ nghĩa trọng mong đền đáp,
Bạn hữu tình bền mãi tụng truyền.
Xã hội văn minh thêm mệt mỏi,
Bon chen cuộc sống khiến cuồng điên.
Mỹ Ngọc
Sept. 6, 2024.

Họa 6:

Tu thân


Làm con phải giữ đạo tiên hiền
Cố gắng cần lao* học hỏi chuyên
Cuốc đất vùi chôn cành lá mục
Soi kinh cảm nhận cảnh chiều nghiêng
Đường trần dẫu gặp nhiều cay đắng
Phận số vần xoay cũng thấm truyền
Hệ lụy nhân gian đầy hỷ nộ
Bình tâm giải quyết tránh rồ điên.

Nguyễn Cang

Aug. 30, 2024

*Cần lao (勤勞):siêng năng chịu khó, mượn ý 2 câu nói: Cần lao vi tiên thủ, (Có làm thì được trước).Năng cán dĩ đắc thực. (Siêng làm thì tất sẽ có ăn)


Tháng 8, nhớ Mẹ

1. Tân nhạc: Qua đò nhớ Mẹ

Thơ: Nguyễn Ngọc Hạnh
Nhạc: Nguyễn Ngọc Tiến
Ca sĩ: Vy Hương




Tôi sinh [C] ra từ bến [Em] sông nàу
[Am] Ѕông thì [Dm] hẹp mà tình quê rộng [G] thế
Đời Mẹ sớm [Dm] hôm chớp [G] bể mưa [C] nguồn
Ấp ủ đàn [Dm] con trong đôi gánh tảo [Em] tần
Tấm thân [Am] cò lặn lội bên [Dm] sông
Đêm giá [G] lạnh thân cò [C] long đong [F][G][C]

Không gọi [G] đò, con gọi mẹ [C] ơi!
[Em] Trên bến [Am] sông nàу lòng con [G] hằng nhớ
[Am] Nước chở phù [Dm] sa nuôi dòng [Em] sữa mẹ
Ϲuộc đời [F] mẹ bao mùa bể [Dm] dâu
Đời [G] mẹ buồn đứng tựa [C] bờ ao [F][G][C]

Không gọi [G] đò con gọi mẹ [C] ơi!
Ѕông thì [Em] hẹp mà vô bờ [Am] đến vậу
Con đi [D7] qua hết một đời trai [G] trẻ
Từ con [F] đò lòng mẹ qua [Dm] sông
Ôi con [G] đò lòng Mẹ [C] mênh mông
Không gọi [G] đò con gọi [C] mẹ ơi!



2. Tân Cổ: Tình Mẹ 
Lời Vọng Cổ: Thanh Tòng 
Tân Nhạc: Ngọc Sơn
Nghệ sĩ: Mỹ Tiên



Tân nhạc:
Trở về làng quê bao tháng năm xa xôi cách biệt
Trên từng lối mòn, hàng tre xưa nay đã già nua
Tìm lại mẹ yêu nơi làng quê
Tháng năm ngóng chờ mong người con
Đã lâu lắm rồi không về thăm mẹ già nơi chốn xưa.

Ngược dòng thời gian bao dấu yêu xa xưa trở về
Nhớ hoài năm nào, mẹ gian nan dãi nắng dầm sương
Nhọc nhằn chăm lo cho đàn con
Miếng ăn giấc ngủ từng đêm
Những khi gió lạnh bên nhà tranh nghèo ấm êm tình thương.

À ơi, tiếng võng đong đưa chiều mưa mẹ ru con ngủ,
Con hời, con ngủ cho ngoan
Ngọt ngào tiếng ru ầu ơ
Như vẫn còn đây trong lòng con
giờ này mẹ ơi, biết tìm mẹ ở đâu?

Vọng cổ:
Câu 1:

Suốt chặng đường xa trên chiếc xe đò vượt qua từng cây số.
Bánh vẫn lăn nhanh sao lòng còn thấy chậm vì sớm mong gặp lại đấng… sanh… thành.
Ngước nhìn dáng mẹ thân yêu trong giấc ngủ yên lành.
Trên chiếc võng đong đưa kẻo kẹt,
mẹ từng nằm ru giấc cho con.
Ầu ơ gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
năm canh chày thức đủ vừa năm.
Giăng mùng ươm muỗi cho tằm,
lụng đụng suốt đêm ngày nằm chưa nóng chiếu.

Câu 2:

Mẹ lo trồng đậu tưới tiêu,
ba đi soi ếch, nhái bầu, chàng hiu(1).

Mẹ ngồi vá lưới đan lờ(2),
ba lo sửa lại bờ rào vẹo xiêu.
“Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”,
câu hát ôi sao tắm đượm ân tình.
Dãi nắng dầm sương ba nhóm bệnh liệt trên giường.


Trăng Thu Dạ Khúc 

Đường vô nghĩa trang gập gềnh.
Ba đi không còn trở lại.
Hàng lau gió lay xạc xào.
Nỉ non côn trùng tấu nhạc.
Mẹ trông đèn lặng nhìn hình ba.
Để mặt dòng nước mắt tuôn ra.

(Về vọng cổ - dứt Xang 32 - Câu 2)
Sợ phá giấc côn không dám lên tiếng khóc,
giờ lưng mẹ thêm còng tóc đã nhạt màu đen.

Trăng Thu Dạ Khúc 

Buổi tiễn con lên đường, môi già run run không nói nên câu.
Con ráng giữ gìn, thân gái một mình.
Thành đô trăm lối cạm bẫy buông lơi.
Nắng che mưa đậy coi chừng ngựa xe bướm ong.
Qua nhịp cầu tre, dắt tay không rời.
Con đi trường học, trường đời mẹ đi lẻ loi.

(Về vọng cổ - Xề 24 - Câu 6)

Câu 6:

Giờ lặng nhìn rào cây mái lá,
cỏ non chặn lối mẹ xa con rồi.
Còn cha còn mẹ thì hơn,
mất cha mất mẹ như đàn đứt dây.
Mẹ tôi tóc bạc vai gầy,
áo cơm tuy thiếu nhưng đầy tình thương./.

09 tháng 9, 2024

Giáo sư Lê Hữu Mục_Song Lam


Nhân mùa khai giảng năm học xin quí vị tưởng nhớ đến người thầy kính yêu, nhạc sĩ tài hoa
Giáo sư Lê Hữu Mục
(1925-2017)




Tưởng niệm Giáo sư Lê Hữu Mục.

I.

Năm mươi năm, nửa thế kỷ tròn, biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra thăng trầm biến đổi, mà sao tôi cứ tưởng mới hôm qua !!??

Thời đó con gái được vào Đại học là niềm vinh dự lớn của gia đình, nhất là ở những gia đình nghèo, như gia đình đông con của ba má tôi vùng Quận Tư - Khánh Hội. Tôi sẽ không dông dài câu chuyện về xã hội, chính trị.. thời đó luôn luôn xáo trộn như cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968, hay cuộc chiến Mùa Hè đỏ lửa 1972, mà tôi chỉ muốn nhắc đến Thầy giáo của mình năm học 1969-1970 ở Đại học Sư phạm – Saigon.

Tôi là người rất may mắn trong đường học vấn, và học rất dễ dàng. Trong khi anh em trong nhà đều theo học Ban A, B (Ban Hóa, Sinh, Ban Toán, thời bấy giờ), thì tôi lại theo học Ban C, tức Ban Văn chương Việt nam.

Những năm cuối của bậc Trung học, tôi học ở một ngôi trường có tên là Trường Sơn, Quận Ba, Saigon do nhà văn, cũng là thầy Nguyễn Sỹ Tế làm Hiệu trưởng. Trường Sơn là trường chuyên ban C, nên lớp tôi có nhiều học sinh chuyển qua từ các trường Taberd, Marie Curie, tức là học sinh trường Tây. Tôi học chung với đám “con nhà giàu” “nói tiếng Tây” nên cũng có phần “chới với” về ngoại ngữ.

Giáo sư Trường Sơn phần nhiều là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng... như Thi sĩ Nguyên Sa-Trần Bích Lan, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Giáo sư Hoàng Cung… Lên Đại học chúng tôi may mắn được “tiếp cận” với những giáo sư lừng lẫy như Linh mục Thanh Lãng, Giáo sư Lê Ngọc Trụ, Giáo sư Phạm Cao Dương, Giáo sư Nghiêm Toản, Giáo sư Nghiêm Hồng …để có cơ hội học tập cái cao quí, tài hoa của họ.

Và, giáo sư mà tôi có nhiều sự nể trọng, kính phục, kỷ niệm, và cũng có nhiều tâm tình gửi gấm về ông, đó là Giáo sư Tiến sĩ, Thầy Lê Hữu Mục.

Cuối năm 1970, chúng tôi tốt nghiệp khóa học cấp tốc dành cho giáo sư Trung học Đệ Nhất cấp, tức là giáo sư dạy từ Đệ Thất (lớp Sáu) cho đến Đệ Tứ (lớp Chín). Có lẽ do tình hình cả nước thiếu giáo sư Trung học diện này, nên Bộ Giáo Dục mở khóa cấp tốc mười hai tháng, thay vì đào tạo cho diện Cao đẳng Sư phạm hai năm. Kỳ thi tuyển đó có kết quả vào ngày 17/11/1969 với bốn mươi bảy sinh viên, mà tôi may mắn, vinh dự đạt điểm ưu hạng, và điểm số của năm học kết thúc vào ngày 16/11/1970 vẫn với kết quả dẫn đầu.

Như vậy, đúng trong mười hai tháng ở Đại học Sư phạm với Giáo sư hướng dẫn, chịu trách nhiệm trực tiếp lớp tôi là Thầy Lê Hữu Mục, và tôi là sinh viên ưu tú của Thầy. Sau này, cũng mới đây thôi, khi đọc tiểu sử, tôi mới được biết Thầy sinh năm Ất Sửu 1925, tức Thầy hơn tôi hai con giáp. Lúc đó Thầy bốn mươi lăm, còn tôi hai mươi mốt tuổi.

Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm đi dạy học được ký ngày 23/01/1971, và tôi trình diện Trường Phổ thông Trung học Cần Giuộc – tỉnh Long An, cách trung tâm Saigon hai mươi lăm cây số. Đây là nhiệm sở gần nhất cho sinh viên tốt nghiệp đỗ đầu bảng… Vừa đi dạy, vừa tiếp tục học ở Đại học Văn Khoa, tôi hoàn thành Cử nhân Văn chương Việt nam vào ngày 18/10/1972…

Trong mười hai tháng học liên tục không nghỉ hè của khóa học, lớp chúng tôi gần như là một gia đình. Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày, cũng bao nhiêu gương mặt đó, và dĩ nhiên hiểu luôn tính nết của nhau. Thầy Mục có nhiều giờ dạy nhất với chúng tôi, vì ngoài môn chính là Văn chương Quốc Âm, Thầy còn dạy về Tâm lý học, và Nghệ thuật Giảng dạy. Những giờ đi thực tập với Thầy ở các trường Phổ thông Trung học Saigon là những giờ căng thẳng nhất. Thầy luyện tập cho chúng tôi về giọng nói, cử chỉ, bước đi, cách nhìn khi đứng trước học sinh. Thầy rất gần gũi, yêu mến sinh viên, học trò của mình. Thầy gọi chúng tôi bằng tên, hoặc bằng “Mi” và xưng với học trò là “Ta”.

-Ta là Hữu Mục, Hữu Mục là có mắt, có mắt là Hữu Mục !

Về sau này, khi đọc được quyển “Giáo sư Lê Hữu Mục, và những cây bút thân hữu cùng Đồng Tâm” được Văn đàn Đồng Tâm (Houston-Texas) in năm 2010, tôi mới vỡ lẽ ra nhiều thứ, và day dứt không nguôi về sự thiếu sót tắc trách, sự vô tình của mình đối với Thầy.

Giáo sư Lê Hữu Mục là giáo sư “Lê Có Mắt”, đồng thời là giáo sư “Lê Có Tai”, mà tôi mạn phép tỏ bày với quí vị ở cuối bài.

Bây giờ, đã năm mươi năm qua, tôi vẫn nhớ như in hình dáng của Thầy. Dáng người đậm, cao to, hay mỉm cười, giọng nói ồm ồm như lệnh vỡ. Lớp tôi chỉ có bốn mươi mốt học sinh nên Thầy không cần micro khuếch âm ; chỉ khi nào đến giờ học Y tế học đường, hay Quản trị học đường chung với học sinh các lớp khác của khóa, các giáo sư mới dùng. Thầy Mục đi đứng, nói chuyện nhanh nhẹn ngay cả lúc giảng bài. Thầy không có cours cho lớp, sinh viên phải tự ghi chép. Thầy rất thích sự sáng tạo từ học trò.

Thầy Mục với văn tài nổi trội từ những năm Thầy còn trong tuổi thanh xuân, “đã có những công trình làm ngẩn ngơ người đọc” (Giáo sư Nguyễn Văn Sâm). Đó là bản dịch hai quyển truyện ký bằng chữ Hán là Lĩnh Nam Chích Quái, và Việt Điện U-Linh Tập. Thầy Mục có bằng Cử nhân năm hai mươi lăm tuổi (1950), do cơ cấu giáo dục Đại học của Việt Nam Cộng Hòa thời đó ưu tiên cấp bằng Tiến sĩ cho những ai du học nước ngoài về. Vì thế Thầy Mục phải chờ đến hơn hai mươi năm sau mới có dịp thi bằng Tiến sĩ Quốc gia năm 1973 tại Đại học Văn Khoa – Saigon. Kỳ thi Tiến sĩ Quốc gia này duy nhất được tổ chức chỉ một lần (vì hai năm sau đó, Saigon bị thay “người chủ” mới), và người đỗ Thủ khoa chính là Thầy Mục, và Á khoa là Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, Thầy Đồ trên đất Mỹ hôm nay ; hiện đang nghỉ hưu ở California.

Kỷ niệm sâu sắc nhất mà tôi còn nhớ mồn một sau năm mươi năm với Thầy Mục, là lần thầy trò du ngoạn suối Lồ Ồ-Thủ Đức. Nhân cuộc du ngoạn ngoại khóa này, Thầy chỉ dạy cho cả lớp chúng tôi kỹ năng “nói trước công chúng”. Sáng hôm ấy, chúng tôi khệ nệ mang theo đủ thứ thức ăn, nước uống, lều trại, tấm trãi. Thầy Mục mang theo món cơm nắm, muối vừng. Thầy nói :

-Vì muốn cơm nắm dẻo, ngon, bà xã của thầy phải dậy từ sớm nấu cơm, nắm cơm cho tụi mi đó.

Chúng tôi cảm động cám ơn Thầy, đồng loạt sà xuống giỏ cơm nắm còn nóng hổi. Miếng cơm trắng phau, mịn, dẻ, mềm được gói kỹ lưỡng trong lượt vải mùng tinh tươm. Mấy đứa miền Nam –trong đó có tôi- chưa bao giờ được ăn món này, nên hả hê, thích thú lắm. Món cơm nắm của Thầy phút chốc sạch veo, còn bánh mì chả, gỏi cuốn, bò bía.. phải một phen..ế độ. Chúng tôi vui đùa, nhảy nhót chung quanh Thầy như trẻ nít, Thầy cười vui, trẻ trung như tuổi thanh xuân.

Chỉ với mười hai tháng học, nên chúng tôi chưa được hiểu biết cặn kẽ về tài hoa của Thầy Mục. Các bạn khác học hệ ba năm, có lẽ có nhiều kỷ niệm, và thân tình với Thầy nhiều hơn chúng tôi có. Điều đó, ắt hẵn. Vì điều đó, đến bây giờ, sau năm mươi năm chìm, nổi, tôi đã nhiều đêm trăn trở, tự trách mình, khi nghĩ đến Thầy Mục thương kính mà đáng lẽ tôi phải tìm thăm khi Thầy còn với mọi người.

II.

Thầy Mục thương kính!

Khi con đặt bút viết những dòng này trân trọng gửi đến Thầy, thì mùa Hè sắp dứt. Mùa Thu miền Đông-Bắc sắp trở về, và sẽ có những chiếc lá đủ mầu, sẽ đan xen cho một mùa Thu với sắc mầu tươi tắn. Niềm tiếc nhớ khôn nguôi của đứa học trò tốt nghiệp ưu hạng ngày cũ khóa 1969-1970 Đại học Sư phạm Saigon chắc có thể Thầy không thể nhớ. Nhưng có điều, con tin rằng Thầy sẽ không quên lần thầy trò ta gặp nhau ở bùng binh chợ Saigon. Hai thầy trò vào quán cơm Thanh Bạch ăn trưa – thời khắc ấy chắc khoảng giữa tháng 4/1973. Vẫn nụ cười hóm hỉnh. Trong bữa ăn, Thầy nhìn con rồi nói :

-Mi khoan lấy chồng nha, học tiếp Cao học rồi về trường dạy học với Thầy.
Lúc đó, con choáng váng mặt mày, vì không nghĩ được Thầy có cái nhìn sâu rộng, ưu ái đó với con.

-Thưa Thầy, con nghĩ mình không đủ sức để học tiếp. Con còn một bầy em khốn khó.
Thầy nheo mắt nói nhanh :
-Mi quên rằng ta là Hữu Mục, Hữu Mục là có mắt sao?

Rồi Thầy nói tiếp luôn :

-Ta có mắt nhìn người, làm gì có một NTL thứ hai!!!
Con hết hồn, và tự nhủ sao Thầy lại đánh giá mình cao đến thế.
Con lắp bắp :
-Thưa Thầy, con không dám nghĩ xa như vậy đâu.

…Rồi Thầy trò chia tay…, chia tay cho đến bây giờ…
Có một điều làm con thích thú, tâm đắc, con xin thưa cùng Thầy : Đó là con cùng cầm tinh con giáp tuổi Sửu, tuổi con Trâu như Thầy. Con đến với cuộc đời này sau Thầy hai con giáp, tức sau hai mươi bốn năm. Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng cũng tuổi Sửu, nhưng chỉ hơn con một giáp, tức Thầy Hoàng sinh năm 1937. Tới đây, con có một nụ cười ý nhị, vì nghĩ rằng những con người cầm tinh tuổi Sửu rất đổi tài hoa, nhưng cuộc đời lắm lúc cũng trầm luân, khổ hạnh, vì “Nhất phiến tài tình vương khổ lụy”, phải chăng, thưa Thầy!!??

Thầy là nhà giáo, nhà nghiên cứu, là dịch giả, là nhà văn mà còn là nhạc sĩ. Thầy đã là ngọn hải đăng để chúng con bước vào con đường giáo dục như Thầy. Như R.Tagore, Triết gia Ấn Độ đã nói : “Nhà giáo như một ngọn đuốc, nếu không thắp sáng được mình, thì làm sao mồi được cho những ngọn đuốc khác?”.

Điều này thật đúng, Thầy ơi! Con đã không “thắp sáng” được mình, vì chỉ vài năm đầu ra trường đi dạy trẻ. Con cũng chỉ là cô giáo trẻ, vui tươi, hồn nhiên, mơ mộng nhiều về một tương lai tươi đẹp. Nhưng sau 1975, con trở thành “thợ dạy”, công việc “thắp sáng” cho thế hệ tương lai biến thành “cần câu cơm”, từng đêm nhục nhằn thảng thốt. Tâm trạng đó đúng như ý câu lục bát của Thầy Nguyễn Văn Sâm khi đạp xe ngang qua Đại học Văn Khoa-Saigon :

“Trường này đâu phải trường ta.
Liệu mà sửa soạn về nhà đi buôn”.

Và con cũng biết rằng Thầy cũng khổ đau lắm lắm trong hoàn cảnh ê-chề đó.

Thầy yêu sách vở, yêu trường lớp biết bao! Và suốt đời Thầy cặm cụi lo toan cho việc nghiên cứu văn chương Hán-Nôm. Thầy làm việc không ngơi nghỉ ; và sách vở đối với Thầy là tài sản, là tim óc, vô giá. Điều đó con biết được do qua ngòi bút kể chuyện của chị Lê Thị Hiền Minh, con gái lớn của Thầy : “Tháng 12/1978, thăm nuôi ông ở trại cải tạo Bầu Lâm, tôi có báo hai tin dữ : Bà nội mất, và “họ” đã tịch thu hết sách vở của bố rồi. Ông òa khóc như trẻ thơ khi nghe tin thứ hai”.Thương Thầy biết bao nhiêu. Biết được việc này ruột gan con đứt hết, Thầy ơi!

Thầy là “Lê có Mắt”, cũng là “Lê có Tai”. Điều này mãi về sau này con mới biết. Sao mọi sự quá trễ tràng với con!!?? Biết Thầy ở Canada, mà từ New York tới Canada có xa xôi gì cho cam, mà gần hết cuộc đời con chưa tới được để thăm Thầy!! Điều đó là một nuối tiếc lớn cho đứa học trò này, Thầy Mục ơi! Nhưng con lại có niềm vui nho nhỏ, vì con còn biết được “bí mật” của Thầy… là một nhạc sĩ khi mới mười ba tuổi. Bài nhạc của Thầy tựa là “Chèo Đi, Bơi Đi” đã ra mắt thính giả năm 1938. Rồi sau đó lần lượt “Trở Về Mái Nhà Xưa”, “Hẹn Một Ngày Về Vinh Quang”. Căn nhà 57 Duy Tân Saigon là một thư viện, cũng là một nhà hát với tiếng đàn guitar, hay tiếng kèn saxo, đặc biệt là tiếng dương cầm của Thầy phải nói chắc là tuyệt diệu lắm.

Năm 2007, lần gặp gỡ các thân hữu, và học trò ở Cali, lúc đó Thầy hơn tám mươi tuổi. Dù nghễnh ngãng trong giao tiếp, nhưng Thầy vẫn nhận ra từng âm sắc sai trong bất cứ câu nhạc nào. Một người già tám mươi hai tuổi vẫn say sưa dạo những ca khúc kinh điển, bất hủ thế giới như Dạ Khúc (Serenade-Schubert), Dòng Sông Xanh (Le Beau Danube Blue-Johann Strauss Jr.), hay Trở Về Mái Nhà Xưa (Come Back To Sorriento-Ernesto De Curtis), thì không phải ai cũng như thế được.

Thưa Thầy!

Con biết Thầy mới vừa từ giã thế nhân ngày 08/11/2017 ở Montreal-Canada thọ chín mươi hai tuổi. Như vậy, Thầy cũng tròn tuổi thọ. Thân mẫu con đi đến cõi đời này trước Thầy bốn năm, và cũng “đi về” trước Thầy bốn năm, vẫn với tuổi thọ chín mươi hai. Qua đó, con bỗng thấy có chút ngộ nghĩnh cho sự trùng hợp này.

Thầy đi vào cuộc đời này vào ngày chớm Đông -24/11/1925- , và “đi ra” cũng vào lúc chớm Đông. Thầy ơi!

“Thầy về với Chúa yên vui.
Giữa mùa Đông giá, ngậm ngùi riêng con”.

Dù không gặp Thầy gần năm mươi năm, con vẫn nghĩ Thầy vẫn như ngày xưa ở Đại học Sư phạm Saigon lúc Thầy bốn lăm, con hai mươi mốt. Bây giờ con bẩy mươi mốt, Thầy chín mươi lăm. Con mong ước Thầy ở chốn “BÌNH YÊN”, Thầy đang ở “NƯỚC TRỜI” ngàn đời yên bình.

Dù Thầy đã đi xa, nhưng con nghĩ ở nơi nào đó, Thầy đang nghe được tiếng lòng con, vì “Thác là thể phách, còn là Tinh Anh” (Kiều-Nguyễn Du).

Thầy ơi!

Hoàn cảnh ngửa nghiêng, vận nước nổi trôi, Thầy trò ta đã tạm quên “nghề văn, nghiệp bút”. Con cũng đã buông trôi theo phận người mấy mươi năm chìm nổi ở xứ người, chừng ngó lại tuổi già “chim bay mỏi cánh”. Mà có sá gì thân con? Thầy là sa mạc mênh mông, con chỉ là hạt cát tủi hờn. Thầy là biển lớn thênh thang, con chỉ là giọt nước long lanh, ngậm ngùi cho duyên số. Con vẫn nghĩ Thầy vẫn ở bên bao bạn hữu, bên học trò mà hiện giờ chúng con đã “Ngất dặm mù khơi, thấy trăng mà thẹn những lời non sông” (Kiều-Nguyễn Du).

Thầy là “Lê có Mắt”, Thầy cũng là “Lê có Tai”, nghĩa là Thầy là Văn nhân, nghệ sĩ. Lòng mê say văn chương Việt, văn chương Hán-Nôm, cũng như mê say cung đàn, giọng hát, có khi nào Thầy cảm thấy mỏi mệt muốn tạm dừng chân!?

“Khi bức màn buông, danh vọng hết
Người về lòng rũ sạch sầu thương
Người vào cởi áo, lau son phấn
Trả cả vinh hoa, lẫn đoạn trường.”
(Sân Khấu-GS Hoàng Như Mai)

Vâng, đúng thế Thầy ạ! Thầy có đủ hết mọi cung thương, nhưng Thầy đã ra đi thanh thản “phủ định sạch trơn” những phiền lụy của cuộc đời. Như Thầy đã trả lời Giáo sư Nguyễn Văn Sâm : “Bây giờ moa quên hết mọi chuyện rồi toa… Moa bây giờ thấy lòng mình là MÂY”. Và Giáo sư Nguyễn Văn Sâm đã khẳng định : “Con người đạt đến độ buông thả rốt ráo thì lòng mình là MÂY, chứ không phải NHƯ MÂY”… Ôi! Bao người đạt đến cái tâm LÀ MÂY đó!!?

Hiện giờ, dù lòng con trĩu nặng sầu thương, giống như cô học trò nhỏ Vũ Thị Gio Linh đã viết bài thơ “Thưa Thầy, Con Đi” trên đặc san Xuân Gia Long năm 1973, để nói với Thầy :

“Thôi, thưa Thầy con đi
Năm cuối cùng đã hết
Những giọt buồn thế hệ
Đưa tiễn những người đi
Bây giờ là Xuân cuối
Thôi, thưa Thầy con đi”.

Con đã đi vào cuộc sống trần thế nhọc nhằn từ khi rời Đại học Sư phạm, mới đó đã năm mươi năm. Dù chưa một lần nào gặp lại Thầy sau 1973, nhưng con vẫn nghĩ có Thầy trong tâm tưởng. Con đã học được chữ TÂM từ nơi Thầy giáo cũ, nên cả đời tâm niệm “Đâu dám xa rời chữ TÂM” (Kiều).

Con thường hay ngắm trăng giữa trời đất bao la vào những đêm rằm hoa đăng mở hội trên trời. Giờ đây, con phải hướng tầm mắt mình để ngắm mây trời nhiều hơn, vì Thầy chính là MÂY. Thầy “Lê có Mắt”, “Lê có Tai” bây giờ LÀ MÂY, MÀ MÂY THÌ CHỈ CÓ, VÀ CHỈ Ở TRÊN TRỜI.

Song Lam.

Chớm Thu 9/2020.Cherry Hill, NJ.





01 tháng 9, 2024

TÌNH MẸ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM_VÕ ĐÌNH NGOẠN




Việt Nam nằm trên đường giao lưu giửa Ấn Độ và Trung Hoa, nên nước ta chịu ảnh hưởng không ít vào nền văn hóa Ấn – Trung, đó là nền văn hóa Phật giáo và Khổng giáo . Đạo Phật đã truyền thừa vào nước Văn lang rất sớm, nên giáo lý nhà Phật đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nền văn hóa dân tộc, trải qua hơn hai ngàn năm đạo Phật hội nhập vào Việt Nam, nhất là vào thời đại Lý – Trần, Phật giáo rất hưng thịnh. Đó chính là những thiện duyên giúp các vị Thầy Tổ hoằng dương giáo pháp được thuận lợi, khiến giáo lý nhà Phật ảnh hưởng sâu đậm trong cộng đồng xã-hội, người dân biết sống cuộc đời hiền hòa, đạo đức, thương người, biết đến bổn phận của mình đối với gia đình và xã-hội. Nét đẹp văn hóa đó đã lan tỏa trong mọi tầng lớp dân gian từ thành thị đến thôn quê, nó được thể hiện qua thơ , văn, âm nhạc, ca dao tục ngữ… Giờ đây, chúng ta thử dạo bước vào kho tàng văn chương nầy, để cùng nhau thưởng thức những giá trị qúi giá, những lợi ích thiết thực mà văn hóa Phật giáo đã mang đến cho người dân Việt.
Mùa Vu lan thắng hội lại về nơi đất khách, những người con Phật xa quê càng bùi ngùi nhớ về quê mẹ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên trong tình làng, nghĩa xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà nay mình phải rời xa, để rồi khi chiều tà lặn tắt, hoàng hôn buông phủ, đó cũng chính là đỉnh điểm nổi nhớ thương dâng trào khiến tâm can mình đau buốt :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Câu ca dao trên đã tạo niềm cảm hứng cho nhà thơ, nhà văn và cũng là nhà giáo Thanh Tịnh viết tập truyện ngắn Quê mẹ, đứa con đầu lòng nầy được xuất bản vào năm 1941, trong tập Quê mẹ có truyện Tôi đi học, nội dung diễn tả tâm trạng hân hoan, vui mừng lẫn lo sợ của cậu bé được người mẹ âu yếm nắm tay dẫn đến lớp học trong ngày tựu trường vào một buổi sáng mùa thu. Hình ảnh ngày tựu trường đó đã ghi sâu vào tâm thức cậu bé. Đoản văn nầy có một thời được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy, vì cốt chuyện nêu lên sự quan tâm của các bậc cha mẹ trong việc khai trí cho con trẻ : “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đảng…
…Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nầy tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học ” . Không riêng gì nhà văn Thanh Tịnh viết về mẹ. Trong quyển sách Thiền sư Việt Nam do hòa thượng Thanh Từ biên soạn có câu chuyện thiền sư Nhất Định và thiền sư Tông Diễn là hai vị sư rất có hiếu với cha mẹ hay trong cổ tích Phật giáo có truyện Phật mang dép ngược, nhằm nhấn mạnh phận làm con cái hiếu thảo với cha mẹ chính là tôn kính đức Phật. Khi luận bàn về công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, ngôn ngữ thế gian khó có thể so sánh công ơn cao dầy ấy, nên trong ca dao Việt Nam có câu :
Nước biển mênh mong không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Hoặc :
Bao la bóng nước biển Đông,
Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi
Tình mẫu tử thiêng liêng, công ơn to tác không thể đo lường ấy, được biểu lộ qua cử chỉ dịu dàng, hy sinh chăm lo cho con trong thời gian chín tháng mang thai, ba năm bú mớm. Sự kiện đó, được lưu truyền trong dân gian như một lời nhắc nhở người con nhớ đến công ơn nầy :
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình.
Không những thế, khi con đau ốm người mẹ bồn chồn lo âu , hốt hoảng :
Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
Hay:
Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chổ ướt mẹ nằm, chổ ráo con lăn
Hoặc:
Nuôi con buôn bán tảo tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo, đồng tiền nuôi con.
Thân phận người con gái được diễn tả như con thuyền phiêu bạt, lênh đênh trên sóng nước. Trong mười hai bến đổ, chẳng biết tấp vào nơi mô:
Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu
Nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào trong mười hai bến nước, dù được sống cảnh giàu sang hay nghèo khó hoặc giữa đàng gãy gánh, dù phải sống trong môi trường xã hội đầy bon chen kiếm sống, lắm khi thất bại là kinh nghiệm của thành công thì người mẹ Việt Nam vẫn mong ước, cố gắng cho con thơ đến trường học , để thầy, cô dạy những điều hay, lẻ phải:
Ví dầu cầu ván đóng dinh,
Cầu tre lắc lẽo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời
Trong bài thơ Lời Cuối Cùng do thi sĩ Thanh Tịnh phóng tác. ( phỏng theo bài Et s’il revenait un jour tác giả Maurice Maeterlinck, người Bỉ ) Nội dung bài thơ nầy là những lời người con hỏi mẹ lúc mẹ sắp mất để khi người cha trở về, mình sẽ trả lời thế nào cho thỏa đáng. Bài Lời Cuối Cùng, có một đoạn thơ thể hiện sự đau buồn, lo lắng của người mẹ, không biết lúc mình lìa trần ai là người bảo boc, nuôi nấng đứa con thơ dại, dù giận chồng đã ra đi biền biệt, song người mẹ hy vọng người chồng trở về kịp thời che chở, nuôi dạy cho con khi mình khuất bóng. Sự kỳ vọng đó được nhân cách hóa với hình ảnh một cây tùng cành lá sum xê, đầy bóng mát, che phủ cho cây đào bé nhỏ đứng cạnh bên, như một lời ủy thác cuối cùng:
Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng?
Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên
Tình mẫu tử thiêng liêng, công ơn dưỡng dục vô cùng tận, nên dù dùng các hình dung từ núi cao vời vợi, đại dương mênh mông hay bầu trời lồng lộng, cũng không sánh bằng huống chi là tình huynh đệ ruột thịt, chú, bác, cô, dì, tình bạn bè, tình giao tiếp trong xã hội … lại càng khó so sánh :
Đi khắp thế gian không ai bằng mẹ,
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha
Hoặc
Dù đi khắp bốn phương trời,
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
Bước qua lảnh vực âm nhạc. Nói đến tình mẫu tử, có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác về thể loại nầy, như bài Ca dao mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn, Mẹ hiền Yêu dấu nhạc Pháp của Claude Carrère, ( lời Việt Thanh Lan dịch trước 1975 ), Con nợ mẹ của Nguyễn văn Chung, Mẹ tôi của Trần Tiến, Không ai yêu con bằng mẹ của Nguyễn minh Cường…. nhưng chúng ta khó có thể quên bài hát Lòng Mẹ của cố nhạc sĩ Y Vân, mặc dầu tuổi đời của bản nhạc đã trải qua sáu mươi sáu năm, ( nhiều tờ báo viết, bản nhạc được xuất bản năm 1952 ) nhưng lời ca, ý nhạc của bài hát, khi nghe vẫn khiến lòng người luôn luôn rung động, thổn thức. Quả thật không có gì bao la, mênh mông rộng lớn bằng đại dương, nhất là khi có hình dung từ rạt rào ( dào dạt ) để chỉ đến trạng thái luôn luôn trào đầy liên tục, có ánh sáng nào dịu hiền bằng ánh trăng , nhất là vầng trăng tròn mùa thu, khiến chúng ta liên tưởng đến sự viên dung, tròn đầy tình yêu thương mà người mẹ đã dành cho những đứa con của mình. Những tình cảm dịu hiền, trào đầy không mảy may vụ lợi, như tâm từ của đức mẹ hiền Quan Thế Âm, được thể hiện qua hình ảnh, những khi trái gió, trở trời, con đau không ngủ, mẹ già lo âu thức trắng đêm, khi con yên giấc, mẹ rất vui mừng, sung sướng, người mẹ không quản thân gầy lặn lội, bôn chen giữa chợ đời để nuôi con ăn học để trở nên người hữu dụng cho nhân quần xã hội… dù lưng đã còng, tóc đã bạc, dù gieo neo, cực nhọc song ngày đêm, sớm tối vẫn vui vẻ với đàn con thơ.
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào.
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào,
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ,
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường
Con đà yên giấc mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày,
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền,
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm,
Tiếng ru êm đềm Mẹ hiền năm tháng triền miên.
Nhạc sĩ Y Vân, cha mất sớm, mẹ hằng ngày phải tảo tần buôn bán lo miếng ăn, cái mặc, lo cho hai anh em được đến trường , tối đến lại đem áo quần ra giếng nước công cộng giặt dũ, một hôm giặt đến hơn 2 giờ sáng. phạm giờ giới nghiêm nên cảnh sát bắt về đồn. Từ phòng nhạc về nhà nghe được tin, nhạc sĩ rất xót thương, vô cùng biết ơn mẹ, dòng nhạc ông tuôn chảy để vinh danh công ơn cao dày đó. Ngôn từ dùng trong bản nhạc rất cảm động làm tim người thổn thức. Sự kiện nầy chính là thành tố khiến bài ca Lòng Mẹ trở nên bất tử với thời gian, không một bản nhạc nào có thể sánh bằng. Theo nhận định của nhà thơ Du Tử Lê bản nhạc Lòng Mẹ của Y Vân như là một bài Quốc Ca về tình mẫu tử.
Tình mẫu tử, ôi thật cao qúi, thiêng liêng. Những bậc làm cha mẹ thường dành trọn cuộc đời của mình thương yêu, chăm sóc con cái. Từ sự hy sinh cao cả ấy, những người con hiếu hạnh nhận ra rằng dù nước biển bao la, bát ngát nhưng cũng có lúc vơi đi, nhưng lòng thương yêu của cha mẹ đối với đàn con thì suốt đời vẫn trào dâng:
Biển Đông còn lúc vơi đầy,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.
Và những hiếu tử ấy cũng nhận thức được rằng cho dù núi non to lớn, hùng vỉ cách mấy song cũng khó so sánh với công ơn vô tận của cha mẹ:
Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn .
Nhằm đền đáp công ơn cao dày của bậc sinh thành. Khi cha mẹ còn sinh tiền, bổn phận làm con tránh làm cho phụ mẫu buồn phiền rơi lệ:
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Nhìn vào nếp sống người Việt thuở xưa, do phong tục, tập quán nên khi người phụ nữ đã lấy chồng thường về ở bên quê chồng, nhưng ta nhận thấy, những người con hiếu thảo, dù ở phương trời nào họ vẫn nghĩ về bậc sinh thành :
Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau dâng thầy.
Ai về tôi tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Không những thế họ còn cung cấp thực phẩm, tiền bạc để song thân tiêu xài:
Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền
Những người con hiếu thảo nhận thức được rằng:
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công
Hoặc :
Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước,
Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì
Gương hiếu hạnh của các vị hiếu tử là bài học luân lý, đạo đức hiệu qủa nhất để các con cháu họ noi theo. Gia đình vốn là nền tảng của xã hội, của đất nước, nên những viên gạch tốt đẹp đó đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một đất nước có nét đẹp văn hóa đạo đức trong sinh hoạt cộng đồng. Nhằm hổ trợ cho đơn vị gia đình, để gìn giữ nền văn hóa quí giá do tiền nhân đã dày công gầy dựng, bồi đắp mà thế hệ hôm nay được thừa hưởng. Thiết nghĩ, trong lảnh vực giáo dục ở học đường chúng ta không thể nào thiếu môn công dân giáo dục và luân lý đạo đức ở chương trình giảng dạy. Chính những môn học nầy giúp người dân biết thế nào là đạo đức, thế nào là bổn phận đối với đất nước, với gia đình, với xã hội. Đó cũng chính là bốn ơn nghĩa mà đức Thế Tôn đã dạy bảo. Nếu những người con Phật biết tuân hành, áp dụng vào đời sống, người viết nghĩ rằng xã hội sẽ có cuộc sống tốt đẹp, an bình thịnh trị, người người hạnh phúc.
VÕ ĐÌNH NGOẠN
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a30205/tinh-me-trong-van-hoa-viet-nam

Chú thich:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Chín chiều: chín nấc ruột. Ám chỉ chín chữ cù lao
1. Sinh sinh đẻ
2. Cúc nuôi dưỡng
3. Phủ vỗ về, âu yếm
4. Súc cho bú mớm
5. Trưởng nuôi lớn lên
6. Dục dạy dỗ
7. Cố trông nom, săn sóc
8. Phục ôm ấp, bảo vệ
9. Phúc che chắn, đùm bọc
PTL