06 tháng 1, 2023

Câu đối ngày Tết_Trần-Lâm Phát

 

Câu đối ngày Tết

 



 

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

…………………………..

(Ông đồ già, Vũ đình Liên, 1936)

Thời Hán học, nếu đàn ông không thi đậu được làm quan thì làm nghề dạy học mà người ta nôm na gọi là thầy đồ, ông đồ. Mỗi năm Tết đến ông đồ ngồi viết câu đối ở nơi đông người.

Câu đối là phong tục của người Bách Việt (百越), lãnh thổ ở phía Nam Trung quốc và phía Bắc Việt Nam. Họ treo hai bùa gỗ có hình vị Thần Đồ và thần Uất Luỹ ở hai bên cửa ngõ . Theo truyền thuyết, hai vị thần này sống dưới gốc đào lớn của núi Độ sóc và cai quản đàn quỷ. Về sau người ta thay thế bùa gỗ bằng hai câu đối và treo trong nhà, ngoài cửa .

Theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家) thì câu đối đầu tiên của Chương Tôn viết vào năm 959 theo lệnh của Mạnh Sưởng 孟昶chính chúa nhà Hậu Thục (934-965):

新年納餘慶
嘉節號長春

 

Tân niên nạp dư khánh

Gia tiết hiệu trường xuân

 

Nghĩa là:

 Năm mới thừa phúc lành

 Tết đẹp mãi trường xuân

Hàng năm khi Tết gần kề, người ta có thú chơi câu đốị.

Người thâm nho thì viết câu có ý nghĩa sâu sắc, người bình dân thì viết câu đơn giản. 

Trên bàn thờ thì viết câu nhớ công lao tổ tiên, cha mẹ .

Xưa thì câu đối viết bằng chữ Hán. Câu tận cùng bằng vần trắc thì treo bên phải (đứng đối diện câu đối) và câu tận cùng bằng vần bằng thì treo bên trái

 

 

 

 

Phiên âm:

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ

Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên

Nghĩa là:

Năm có 4 mùa, mùa xuân đứng đầu

Con người có trăm đức hạnh, hiếu hạnh trên hết

Sau đó người ta thay chữ Hán bằng chữ Nôm và cũng viết theo hình thức chữ Hán:

 

 𨔽

𡀷

 

 𠿯

 

 

 Phiên âm:

Xuân tha hương ngậm ngùi nơi đất khách

Tết quê nhà rộn rã chốn mai vàng

Ngày nay ít người biết chữ Hán hay chữ Nôm nên thế hệ trẻ dùng thư pháp viết chữ quốc ngữ và đọc từ trái sang phải (câu vần trắc bên trái và câu vần  bằng bên phải)



Xuân Quý Mão
 2023
Trần-Lâm Phát