17 tháng 1, 2023

Tảo Mộ Ông Bà_ Huỳnh văn Hạnh

Lời giới thiệu:

Tác giả Huỳnh văn Hạnh nguyên là kỷ sư canh nông trước 75, nay định cư ở Hoa kỳ hơn 6 năm.

Ban biên tập giới thiệu bài viết về tập tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam


Tảo Mộ Ông Bà

Trong chúng ta dù độ tuổi nào, cuộc sống có  khác nhau nhưng tất cả vẫn còn ghi lại trong ký ức kỷ niệm của những ngày Tết. Hôm nay cũng gần đưa ông Táo 23 tháng chạp.


Những ngày này khi tôi còn học cấp 2 cứ hằng năm thường cùng hai cháu trai con chị thứ hai cùng tảo mộ chung ông bà hai bên. Chúng tôi cùng lứa tuổi. Từ bửa trước cả ba cùng chuẩn bị: hai cây chổi mới, cuốc, dao, ấm đựng nước để hôm sau ra đi sớm vì những ngôi mộ nằm rải rác. Những ngôi chỉ được tảo
mộ (dọn sạch) mỗi năm một lần nên cây cối mọc đầy và có nhiều sâu lức lên làm tổ, loại sâu này có nhiều lông khi bám vào người rất ngứa. Công việc được chia nhau, hai cháu mạnh hơn nên chặc cây còn mình nhỏ con nên thu gôm, chất đống và đốt. Thường ngày xưa ông bà chôn cất gần nhau và chôn chung khu vực. Có những mộ nằm giữa ruộng bị sạt lở phải bồi đáp lại, những ngôi mộ này hàng năm bị mưa gió nên ngôi mộ bị thay đổi vị trí mà ngày xưa gọi mộ bị dời, con cháu sau này nếu khá lên, xây sửa mộ chắc chắn và đẹp hơn, trước khi xây phải dùng cây xâm đất để tìm vị trí ngôi mộ.

Những năm sau này, đời sống thay đổi nhiều nên mồ mã được con cháu chuẩn bị từ trước và khi ông bà cha mẹ ra đi an táng xong mã được hoàn chỉnh sau đó. Theo thông lệ ngày nay, ngày tảo mộ được thực hiện vào ngày 25 tháng chạp. Con cháu đi tảo mộ gọn gàng hơn chỉ quét dọn và sơn phết cho mới .Sau đó don thức ăn, bia rượu trước cúng ông bà, sau đó vui chơi cùng thân nhân của các chủ mộ chung quanh.

Tảo mộ khi xưa cực nhọc hơn nhưng giúp con cháu biết được mồ mả ông bà và mọi đứa trẻ cũng thích thú với cực nhọc này và đây cũng là kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu. Ngày nay dù đi lại dễ dàng, phương tiện cá nhân sẵn có nhưng thường những trẻ như tuổi chúng tôi ngày xưa ít thích thăm viếng mồ mã ông bà vi ngại nắng gió.

Huỳnh văn Hạnh