Tài hoa hay đạo văn
Lời bài hát Anh ở đầu sông em cuối sông
Anh ở đầu
sông em cuối sông,
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông[1]
Thương nhau đã chín ba mùa lúa
Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông
Ôi bát ngát chân trời miền hạ
Tím tình yêu tím cả ước mong
Gió, gió nhớ thương ai mà lay bờ lá
Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng
Đất quê ta xanh xanh triền lá
Giặc nhảy vào lá hoá rừng chông
Nước quê ta dập dềnh tôm cá
Giặc lội vào nước dựng thành đồng
Anh ở đầu sông em cuối sông
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông
Thương nhau ta hẹn trong mùa tới
Em đón anh về thỏa chờ mong
Hoài
Vũ
Bài viết này chỉ nêu lên khía cạnh “đạo văn.”
Thế nào là đạo văn?
Đạo văn 盜 文 , tiếng Anh gọi là Plagiarism. Wikipedia định nghĩa plagiarism như sau: Đạo văn được định nghĩa trong tự điển: sự chiếm hữu sai trái, sự bắt chước gần giống hay ăn trộm và ấn hành lời nói, suy nghĩ, phát minh, diễn đạt của người khác và trình bày như là của mình
Plagiarism, is defined in dictionaries as "the wrongful appropriation, close imitation, or purloining and publication, of another author's language, thoughts, ideas, or expressions, and the representation of them as one's own original work.
Trong ngành giáo dục,
đạo văn là 1 hành động vi phạm đạo đức không thể tha thứ. Về mặt pháp luật, đạo
văn là 1 tội phạm . Dù vô tình hay cố
ý, đạo văn vẫn là 1 trọng tội.
1. Ai là Hòai Vũ:
Hoài Vũ tên
thật là Nguyễn đình Vọng, sinh năm 1935 tại làng Mộ đức, tỉnh Quảng Nam
Vừa nghe
qua tỉnh Quảng Nam tôi có thiện cảm với ông vì bạn bè chí thân của chúng tôi ,
nhà thơ Lưu Nguyễn, cũng xuất thân từ Quảng nam.
2. Lời bài hát của Hoài Vũ:
Mở đầu bài hát “Anh ở đầu sông em cuối sông”, Hoài Vũ ghi lại một chuyện tình trong
thời chinh chiến của lứa tuổi yêu đương, chứa chan bao niềm nhung nhớ:
Anh ở đầu sông em cuối sông,
Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông
Thật ra Hoài vũ đã vô tình hay hữu ý lấy ý từ văn chương Trung quốc:
君 在 湘 江 頭 Quân tại Tương giang đầu
(Chàng ở đầu sông Tương)
妾 在 湘 江 尾 Thiếp tại Tương giang vĩ
(Nàng ở cuối song Tương)
相 思 不 相 見 Tương tư bất tương kiến
(Nhớ nhau nhưng không thấy nhau)
同 飲 相 江 水 Đồng ẩm Tương giang thủy
(Cùng nhau uống nước sông Tương)
Trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc”, ông Đặng Trần Côn (1715-1750) đã viết:
郎 顧 妾 兮 咸 陽 Lang cố thiếp hề, Hàm Dương
妾 顧 郎 兮 瀟 湘 Thiếp cố lang hề, Tiêu Tương,
瀟 湘 煙 阻 咸 陽 樹 Tiêu Tương yên trở Hàm Dương thụ,
咸 陽 樹 隔 瀟 湘 江 Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
相 顧 不 相 見 Tương cố bất tương kiến,
青 青 陌 上 桑 Thanh thanh mạch thượng tang
陌 上 桑 陌 上 桑 Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
妾 意 君 心 誰 短 長 Thiếp ý quân tâm thuỳ đoản trường ?
Và bà Đòan thị Điểm (?) (1705-1748)[3] diễn
Nôm:
Chốn Hàm Dương[4] chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Hoài Vũ dùng những từ ngữ rất đơn sơ, không dùng Hán tự, biểu
lộ cái tính nông thôn, thật thà chất phác?
Thương nhau
đã chín ba mùa lúa
Chưa ngày
gặp lại nhớ mênh mông
Tại sao lại “ba mùa lúa” mà không dùng 2 ( hai) hay 5 (năm) v..v. ? Vì Hoàn Vũ đạo văn của Kinh thi Trung quốc:
一日 不 見 如 三 秋 兮! [5]
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề !
(Một ngày không thấy nhau, nó dài như ba mùa thu!)
Thế
rồi Hòan Vũ cũng biết dùng triết lý Tây phương để diễn tả tình yêu qua màu sắc:
Ôi bát ngát chân trời miền hạ
Tím tình yêu tím cả ước mong
Nhưng
hỡi ôi! màu “tím” tình yêu đã được các bậc tiền bối dùng từ lâu đời và Hoàn Vũ
chỉ mượn đở và không có thời gian xin giấy phép.
Chiều tím! chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
Năm 1949 Hữu Loan (1916- ) đã dùng màu tím hoa sim để ghi lại
câu chuyện tình bi thương:
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu
Rồi
đến ngày 14 tháng 11 năm 1958 Kiên Giang (1929- ) đã tung lên bầu trời màu áo tím
trên đất Sài gòn:
Mười năm
trước, em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo
tím
Em là cô gái tuổi băng trinh
Thế rồi Hoài Vũ đưa ta về tận thôn làng để nhìn gió lả lơi với
lá và ngậm ngùi lắng nghe tiếng kêu bi thương của chim bìm bịp:
Gió, gió nhớ thương ai mà lay bờ lá
Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng
Vừa thoáng nghe rất dao động, ngầm tán thưởng Hoài Vũ nhưng
Hoài Vũ nào có sáng tạo ra ý nghĩ đó, chỉ tạm mượn vài câu ca dao đã truyền tụng từ mấy nghìn đời:
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
Đố ai quét sạch lá rừng
Để em khuyên gió, gió đừng rung cây
Và không có
một người ở thôn dã không biết câu hò khi nghe tiếng “bịp …bịp… bịp….:
Bìm
bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chóng mỏi mê !
Hoài Vũ cho mọi người thấy giao đoạn nghèo khó phải dùng hầm chông tre ngụy trang với lá làm vũ khí để đối
diện với quân thù:
Đất quê ta xanh xanh triền lá
Giặc nhảy vào lá hoá rừng chông[6]
Ôi! quê ta
có nhiều tôm cá và khi quân thù kéo đến thì vật đổi sao dời:
Nước quê ta dập dềnh tôm cá
Giặc lội vào nước dựng thành đồng
Ồ! câu nói nghe sao quá quen thuộc và đó chính là giả thuyết “Thương hải biến vi tang điền[7] 倉 海 變 為 桑 田 của Trung quốc, có tự ngàn đời.
Hoài Vũ cũng
không quên tấm lòng thủy chung của người con gái Việt-Nam:
Thương nhau ta hẹn trong mùa
tới
Em đón anh
về thỏa chờ mong
Nghe qua ai cũng ngậm ngùi rơi lệ cho tấm lòng trước sau như một nhưng Hoài Vũ lại thêm một lần cuối cùng tạm đở xài ý nghĩa của câu ca dao chất phác:
Đèn Sài gòn ngọn
xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn
tỏ ngọn lu
Em về em học chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi mười thu em vẫn chờ
Bài hát “Anh ở đầu sông em cuối sông” do Phan huỳnh Điểu viết
nhạc và được nhiều người ưa thích. Tư tưởng không có gì mới lạ và nhiều người
biện hộ cho Hòai Vũ “ bình cũ rượu mới.”
“Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”: Hoài Vũ là một tên đạo văn tài giỏi trên đất nước hình cong chữ S.
3. Vài hình ảnh nơi
Vàm cỏ đông:
[10] Sự Tích Chim Bìm bịp[11]
Bìm
bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn
bán không lời chèo chóng mỏi mê !
Huyền thọai
kể rằng có một người con gái nhan sắc con nhà khuê các xuống tóc, cạo đầu băng
rừng vượt suối đi tìm đức Phật. Đức Thích Ca thấy vậy bèn thử lòng nàng, hóa
biến thành người nghèo khó ăn xin và cầu khẩn nàng cho gói cơm khô duy nhất của
nàng. Nàng cảm động và liền nhườn cơm không do dự. Phật thấy lòng từ bi của
nàng cho nên truyền cho bốn câu kinh và dặn rằng khi gặp nạn thì hãy niệm sẽ
tránh được hiểm họạ
Nàng cứ tiếp tục ra đi cho đến tối thì trời đỗ mưa, nành thấy có một túp liều trong rừng hoang vu cho nên vội đến xin tạm trú một đêm. Chẳng may cho nàng; đó là nhà của hai mẹ con Chằng Tinh ăn thịt người. Vừa thấy nàng mụ Chằng Tinh vồ đến để ăn tươi nuốt sống . Nàng liền niệm:
Thiên la thần địa la thần 天 羅 神 地 羅 神
Nhân ly nạn nạn ly thân 人 離 難 難 離 身
Nhất thiết tai ương hóa vi thần 一 切 災 殃 化 爲 神
Nam Mô A Di Đà Phật 南 無 阿 彌 陀 佛
Sáng
hôm sau nàng cất bước lên đường với trái tim của Chằng Tinh con. Đi mấy ngày
ròng rã, trái tim trở nên hôi thúi và không thể nào mang theo được nữa; nàng
liền liệng trái tim vào một gốc cây rồi tiếp tục hành trình. Sau mấy ngày gian
nan vất vả, nàng tìm thấy thành Cực Lạc; nàng kiệt sức và quỵ trước cổng chùa.
Nàng gõ cửa nhưng cửa vẫn then cài chốt đóng. Nàng gõ mạnh hơn thì vị Bồ Tát
hiện ra với hào quang sang chói. Bồ Tát lên tiếng "Nam Mô A-Di-Ðà Phật"; chúng sinh có lòng với Phật, không ngại
chông gai mà lặn lội tới đây. Trên đường đi chúng sinh có gặp ai tưởng đến Phật hay không? Nàng liền kể
chuyện trái tim. Bồ Tát bảo rằng cửa Phật chỉ mở khi nào nàng tìm được trái tim
và mang đến như lời hứa. Nghe qua nàng nức nở quì xuống mà khóc vì nàng không
còn sức lực trể trở lại chốn rừng sâu mà tìm trái tim. Bồ Tát thấy vậy mới
khuyên nàng để Bồ Tát cho nàng đôi cánh để bay đi tìm trái tim. Bồ Tát niệm câu
kinh thì nàng biến thành một con chim, chim bay từ lùm cây này tới buội cây
khác mà tìm kiếm trái tim. Thỉnh thoảng lại kêu lên hai tiếng:Bịp Bịp!.
[1] Sông Vàm
cỏ đông chảy từ độ cao 150 m ở Cao miên từ hướng Đông Bắc xuống Đông
[2] Sông Tương
bắt nguồn từ tỉnh Hải Dương và chảy qua tỉnh Hồ
[3] Có giả
thuyết cho là Phan Huy Ích (1751-1822) dịch
[4] Từ ngữ “Hàm Dương” và “ Tiêu tương” lấy từ điển tích Ý Nhi giai thoại bên Trung Hoa:
Vào cuối đời Đường (907-955) Ý Nương con của nhà phú hộ Lương Công yêu chàng trọ học sinh Lý Sinh. Lương Công biết được tức giận đuổi Lý Sinh ra khỏi nhà. Ý Nương đau buồn và sinh ra bệnh tương tư. Nàng làm ra bài “Trường Tương Tư" và gởi cho Lý Sinh. Lý Sinh nhận được bài thơ, nhờ mai mối đến dạm hỏi Ý Nương. Ông mai trình bài thơ cho Lương Công. Lương Công vô cùng cảm động và cho Lý Sinh kết hôn với Ý Nương.
[5] 詩經·王風·采葛
[6] Trong thời
gian chiến tranh du kích chiếm nông thôn làm gốc và đào hầm sâu độ 1m, bề ngang
và bề dọc độ một sài tay. Dưới đáy hầm là những thanh tre hay tầm vông nhọn hoặc
nhữ ng miếng gổ đóng đinh rĩ sét chỉa mũi lên trời. Trên miệng hầm được che đậy
bằng miếng lưới tre rất nhẹ, sau đó được bao phủ bởi lá cây hay lá tre khô rất
khéo léo, khó thể nhận ra được và thường dùng những chà tre để ngăn chận lối đi. Khi biết tin quân đội VNCH đi hành quân, du kích kéo lớp chà qua 1 bên và để
con đường băng qua hầm chông . Lính VNCH sơ ý đạp lên lưới tre, sẽ rớt xuống hầm
chông và bị thương.
[7] Biển
xanh biến thành ruộng dâu
[10] Trích từ
http://tim.vietbao.vn/chim_bìm_bịp/
Người dân nông thôn tin rằng thịt chim bìm bịp là một
loại thuốc dùng trị bịnh nhức mõi
[11] Dựa
theo chuyện cổ tích về các loài chim: http://story.bennhac.com/short-story/4806/Con-Bim-Bip/0/0/review/new-file-sharing-server.html
[12]Cao Đài
tự điển: Câu niệm: "