28 tháng 5, 2025

VTM 171_Ngắm trăng _Minh Tâm

 



Ngắm trăng

Ngoài hiên vắng lặng, ngắm trăng tà,
Cảnh vật lờ mờ chẳng thấy xa.
Lấp loáng mặt hồ chia dãi lụa
Lăn tăn con sóng rải ngân hà.
Gió lay rặng trúc cành nghiêng ngã
Sương phủ hàng cây sắc nhạt nhòa.
Dăm tiếng chuông chùa đâu vẳng lại,
Bao điều vọng tưởng chợt phôi pha…
Minh Tâm

Họa 1:

Về nguồn

Nhớ cội mây chiều hướng nắng tà
Chim rừng sải cánh giữa trời xa
Quê nhà chốn cũ muôn vàn lối
Viễn xứ ngàn khơi một hải hà
Nỗi mẹ lòng đau dằn chẳng khóc
Niềm riêng lệ nhỏ khép khôn nhòa
Bao lần trở lại thăm làng cũ
Mấy bận chưa tròn…Đã tuyết pha!
Tâm Quã

Họa 2:

Đường trần
 
Nắng đổ chiều nghiêng bóng xế tà
Đường xưa lối cũ có đâu xa
Đoạn trường ảo ảnh ngày ly biệt
Mê muội trần gian biển ái hà
Lơ lửng mơ hồ đời viễn xứ
Đơn sơ mộc mạc khó phai nhòa
Đường trần đi hết bao ngày tháng
Bóng nắng chiều xuyên lá chiếu pha
HLO
May 2025

Ái 愛河

Ái: Thương yêu, ưa thích.

 Hà: Dòng sông.

Ái hà là dòng sông ái tình của nam nữ.

Tình yêu giữa nam và nữ khiến con người si mê nên cứ mãi lặn hụp trong sông ái biển tình.

Cho nên, ái hà cũng là sông mê biển khổ. 

Bài Thi trong kinh Phật có câu:: 

Ái hà thiên xích lãng,

Khổ hải vạn trùng ba,

苦海 萬重  

Dịch nghĩa: 

Sông ái ngàn thước rộng,

Biển khổ muôn lớp sóng, 

(Nguồn: Cao đài tự điển)

Họa 3:

Dòng đời

Chí nguyện tu tâm diệt ý tà
Mọi điều hung ác quyết rời xa
Vô ngôn, không nói tâm trời biển
Bất mục, chẳng nhìn bụng hải hà
Bất hạnh dòng đời lòng nghiệt ngã
Nổi trôi cuộc sống dạ phai nhoà
Vô ưu đón nhận thuyền nhân quả
Nghiệp chướng bao đời ắt bất pha
THT

bất pha 不 頗: bằng phẳng

Họa 4:

Chiều quê

Chiều xuống thôn quê lúc nắng tà
Cơn mưa ụp xuống khó nhìn xa
Phất phơ cành lá nơi hàng trúc
Giọt nước lung lay lá bạc hà
Cảnh vật ru người vào giấc mộng
Quê hương giao cảm chẳng phai nhòa
Bao năm chinh chiến người mệt mõi
Đất nước thanh bình lại há pha
PTL
May 2025





Cây bạc hà (dọc mùng)

há pha 下坡: xuống dốc

Họa 5:


Nhớ người

Cảnh vật đìu hiu dưới nắng tà
Ngồi buồn nhớ bạn ở phương xa
Dòng đời vạn nẻo mơ đoàn tụ
Ngàn dặm sơn khê mộng hải hà
Chinh chiến qua rồi không trở lại
Tàn binh khói lửa hận khôn nhòa
Ta thầm đếm lại bao người vắng
Ngơ ngác bên trời tuyết trắng pha!
Nguyễn Cang
May 15, 2025


1. Tân nhạc: Trăng mờ bên suối
Nhạc sĩ: Lê Mộng Nguyên
Ca sĩ: Lệ Thu



2. Cổ nhạc: Trăng rụng xuống cầu
Sáng tác: 
Nhạc Hoàng Thi Thơ
Cổ nhạc: Loan Thảo
Nghệ sĩ: Bích Ngọc & Bùi Trung Đẳng


Tân nhạc

Nữ :
Đêm nay bao con thuyền về đâu xuôi mãi ?...
Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài ?
Mái chèo khoan thai...
Trên sông hai màu con thuyền về đâu ?
Ô hay sao. ..trăng rụng xuống cầu .
Nam:
Về đâu hởi ..ơi trăng rụng xuống cầu ?
Đêm nay bao con thuyền về ngang bến vắng
cô em hát lên rằng dừng tay hởi chàng hởi chàng chiến đấu
Nắng mưa dãi dầu đừng vội về đâu .
Trăng không vui nên trăng rụng xuống cầu.
Nữ:
Vì đâu trăng vui nên rụng .... xuống...cầu .

Vọng cổ

Câu 1:

Nam:
Trăng ở đồng xa ai đưa trăng về thăm bờ sông vắng,
nước vẫn yêu trăng sao nước buồn im lặng
Cô lái đò ơi trăng ở phía trời cao sao trăng rụng xuống chân ... cầu .
Trăng mộng về đâu trăng đổ lệ âu sầu ? .
Xin cô lái đừng khua chèo trên mặt nước, cho trăng vàng từng mãnh vụng nát tan (SL)
Nữ : Em yêu trăng nên giữ gìn trăng thật kỷ, đợi anh về em tặng nữa vằng trăng.
Nam : Mang trăng đi anh sợ sông nước u buồn và đò em sẽ thiếu đèn trăng soi sáng.

Câu 2:

Nữ :
Anh ở phía trời xa anh có trăng ngàn đêm biên ải.
Em là gái trên sông em khua mái chèo trăng giữa mặt nước sông đầy.
Nam:
Cách trở hai nơi sao chỉ một bóng trăng này ? 
Trăng của anh võ vàng đêm ải lạnh trăng của em đầy mặt nước đò khuya (SL)
Nữ:
Mặt nước bình yên quyến luyến tình trăng mật trăng ngũ say tĩnh mịt giữa sông đầy .
Thuyền em đậu bến sông trăng đó có chở trăng về kịp tối nay (SL)

Tân nhạc

Nữ :
Hỡi.. trăng mơ màng...
Sao trăng im soi trên con thuyền chàng.
Nam :
Trăng rơì cầu làng đợi thuyền chiến thắng sống tách sóng đôi hàng.
Nữ : Hò hò khoan hò hò , về say sưa chiến thắng về sau bao ngày mưa nắng !
Hò hò khoan hò hò về ...
Nam:
Đêm nay cờ lộng gió muôn câu hò vắng dài.
Nữ :
Ơ này ! Anh Hai , anh Ba thuyền anh lướt trên sông ngà ! .
Mà ơ nầy anh tư anh năm dừng tay nghé thăm thôn nầy .
Nam :
Đêm nay bao con thuyền về ngang bến vắng
Cô em hát lên rằng dừng tay hỡi chàng .
Nữ :
Hỡi chàng chiến đấu nắng mưa dãi dầu .
đừng vội về đâu trăng vui nên trăng rụng xuống cầu .
Vì đâu trăng không vui nên trăng rụng.... xuống... cầu .

Vọng cổ

Câu 5:

Nữ : 
Anh về thăm em không mang theo được vầng trăng trời biên ải.
Xin hãy cùng em xuôi thuyền gát máy muợn tạm vầng trăng kết lại dưới...khoan... đò .
Trăng đã lên cao theo vọng hát câu hò .
Hò ơi ! Trăng trên cao trăng sầu ủ rủ
Trăng xuống sông đầy trăng chở tình thương .
Nam :
Mình về mình nhớ ta không, ta về ta nhớ vầng trăng cuối đèo .
Nữ :
Mình đi rừng núi nhớ theo, ta về bến cũ trăng treo bên cầu .

Câu 6:

Nam :
Trăng đã rụng xuống cầu từ lâu lắm sao đò em chưa đỗ bến giữa khuya sương .
Em say tình trăng hay say tình lữ thứ, cho trăng buồn trăng đỗ lệ vàng sông.
Nữ :
Mai nầy anh sẽ trở về biên ải chắc núi rừng cũng say ngũ dưới trăng khuya .
Nam :
Anh nhớ em nhớ từng kỷ niệm đò trên sông đò chở nặng trăng đầy (SL)
Nữ :
Anh về biên ải trăng sẽ buồn ủ dột
Trăng nhớ anh trăng heo hút về xa
Nam :
Anh nhìn về phương trời thăm thẳm đó
Vắng em rồi trăng lặng mất còn đâu (SL)

26 tháng 5, 2025

Upper Mattaponi Pow Wow 2025 and 2008_ PT

 



Here are some pictures in the video on May 24 and 25, 2025:


Chief Frank Adams and PTL









































POW WOW 2008

Pow wow also called Pau Wau and means spiritual leader. Every year Native American organizes and holds Pow Wow. They try to promote the history and culture of the Native American. These pictures were taken on May 24 and 25 of the month of May, 2008 at King William County in Virginia. The current chief is Mr. Kenneth Adam (on the left of photo) who combated in Vietnam in 1967. The term of chief is 4 years and he can serve two terms.

Pow wow cũng còn có tên khác là Pau Wau nghĩa là Lãnh đạo Tinh thần. Đây là 1 cuộc tổ chức hàng năm của người Mỹ chính gốc (dân da đỏ) để trưng bày những sinh hoạt cổ truyền của bộ lạc và dồng thời gây quỹ cho bộ lạc .
Những hình ảnh này chụp ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2008 tại bộ lạc Upper Mattaponi thuộc quận King William, tiểu bang Virginia . Đương kim thủ lãnh Kenneth Adam (hình bên trái) đã từng tham chiến ở Việt Nam vào năm 1967 . Nhiệm kỳ của thủ lãnh là 4 năm và có quyền tái cử 1 nhiệm kỳ.




The tribe Upper Mattaponi was discovered in 1921. Mr. James Adam was the survivor and he was interpreter between British and Indians in the Upper Mattaponi River.
The Upper Mattaponi tribe was recognized by the commonwealth of Virginia on March 25, 1983 but the federal government does not recognize them yet. On October 9, 2002 Chief Kenneth Adam testified for the bill of the federal acknowledgement of their tribe.
Every year on the weekend prior to the Memorial holiday, The tribe Upper Mattaponi organizes the POW WOW at their property in King Williams county. Vendors from many states come to display and sale different products to visitors. They pitch a little tent and display their products:

Bộ lạc Upper Mattaponi được xác nhận bởi chính quyền của tiểu bang Virginia vào ngày 25 tháng 3 năm 1983 nhưng chính phủ liên bang không chấp nhận họ một cách dễ dàng . Ông Kenneth Adam đã đệ trình thư lên quốc hội ngày 9 tháng 10 năm 2002 và đang chờ đợi kết quả.
Hàng năm vào cuối tuần ngày lễ chiến sĩ trận vong của Hoa kỳ, bộ lạc Upper Mattaponi tổ chức Pow Wow. Các nhà sưu tầm sản phẫm của dân thiểu số mang đến trưng bày và bán cho người thăm viếng. Họ thiết lập những túp lều trên một mảnh đất khá rộng lớn và trưng bày theo thẩm mỹ của họ:

 




Visitors can find many different styles of jewelries:

Du khách có thể tìm thấy những trang sức: 




Or different clothes of Indians:
Hay các loại quần áo của dân da đỏ: 
 


Visitor also can find many style baseball hats:

Cùng với nhừng chiếc nón tân tời cũng như của sắc tộc: 

 


The tribe Upper Mattaponi also displays and sales their souvenirs as T-shirt, and baseball hat:

Bộ lạc Upper Mattaponi cũng trưng bày và bán đồ kỷ niệm như áo lót ngắn tay (T Shirt) và nón của cầu thủ bóng chày (baseball hat) với giá tượng trưng:



Visitors could stop at fast food places to buy some foods and drinks. Cookers and servers are volunteers. Phat has been helped those more than 15 years.

All foods were prepared and cooked at this place.

Indians taco is the best food for people who love Mexican food: 



Du khách cũng có thể dừng chân nơi những sập nhỏ để mua thứa ăn và nước uống. Những người phụ giúp nấu nướng và bán thực phẩm đều là ngời tình nguyện. Hàng năm thành viên của gia đình Trần-Lâm Phát đến đây để giúp họ hơn 15 năm.
Các món ăn đều làm tại nơi đây như bánh chiên:


 



Hamburger and hot dog lovers could stop this place:
Những ai yêu chuộng Hamburger and hot dog đều dừng chân nơi đây:


The most attracted visitors are fish dish. The process takes very long time but it is worthy:

Món ăn hấp dẫn nhất là cá chiên lăn bột . Thời gian sửa soạn và nấu nướng rất lâu nhưng đáng giá đồng tiền bát gạo:

 




The ceremony starts with the saluting American flag; one minute prays and one minute for our soldiers is combating; special for soldiers in Iraq and Afghatan:

Lễ khai mạc bắt đầu bằng lễ chào quốc kỳ, phút mặc niệm của bộ lạc và cầu nguyện cho các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài tận tuyến, đặc biệt là những người đang phục vụ ở Iraq và Afghatan:


Note:

 A person with civil clothe is the former chief, Edmond Adam

(1992-2000).

Chú thích:  Người mặc thường phục là cựu thủ lãnh Edmond Adam ( nhiệm kỳ 1992-2000). 


Dancing is the most attracted visitors. Visitors line up early to obtain the best view. Indians do not use guitar but they use drum. They sing according to drum beats. If you stand by the drum area you ears may get hurt:

Tiếp nối là phần khiêu vũ của bộ lạc . Họ không dùng đàn hay nhạc cụ khác mà chỉ dùng trống. Họ hát và nhảy theo nhịp trống . Tiếng trống vang dội khắp nơi và có thể làm thiệt hại lổ tai nếu đứng gần:

 


Dancers attracted visitors from young to old people. Viewers are very patient to wait the dancers under the summer sunshine in Virginia:

Vũ công thu hút mọi người từ già cho đến trẻ em . Khán giả sấp hàng và đợi chờ hàng giờ dưới cơn nắng  hè gay gắt của Virginia: 


Dancers moved clock wise in a circle and

synchronized with drum beats and singers:

Họ múa theo chiều kim đồng hồ, theo hình vòng tròn, ăn nhịp với tiếng hát và nhịp trống:


Dancers may be a young man:
Người múa có thể là chàng trai trẻ:

 


Or a strong man:
Hay chàng trai lực lưỡng:

 


And they may be beautiful young ladies:
hoặc những thiếu nữ duyên dáng xinh đẹp:

 


May 25, 2008

       Trần-Lâm Phát 

Hoàn cảnh ra đời bản nhạc Trăng Mờ Bên Suối_Lê mộng Nguyên

 



Trăng Mờ Bên Suối được viết cách đây hơn nửa thế kỷ vào một ngày không mưa tại Huế để đánh dấu một mối tình bất diệt nhưng đau khổ của hai đứa trẻ yêu nhau trong thời khói lửa... với linh tính sẽ xa nhau mãi mãi (Tóc xanh nhuốm bạc màu nhân thế, Tưởng nhớ người xưa mộng lỡ làng... Trời Âu, thơ LMN) sau một đêm gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối, dưới ánh trăng mờ : Ai hay chia lìa, Sương gió biên thùy, Hiu hắt người đi sa trường xa... Lúc bấy giờ, chiến tranh bùng nổ giữa quân đội Quốc gia (dưới thời cựu hoàng Bảo Đại, Quốc trưởng kiêm Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày mồng một tháng bảy 1949, với Tướng Nguyễn Văn Xuân, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng), dư luận xôn xao bàn tán về cuộc tổng động viên sắp ban hành...

Với cây đàn lục huyền cầm Y Pha Nho chiều hôm ấy (13 tháng 11 năm 1949), tâm hồn xao xuyến và dưới một sự xúc cảm dạt dào, tôi đã viết rất mau lẹ (từ 20 tới 30 phút) trong một cuốn vở học trò và trên những trang giấy có phân ly (papier millimétré) đầy ký chú những bài học Lý Hóa ở trường Quốc học Khải Định, một tác phẩm mà sau này sẽ trở thành bất hủ, nhạc phẩm Trăng Mờ Bên Suối. Ai là nhạc thần trong sự sáng tác bài nhạc này đã làm cho ngay tác giả lúc nghe lại chiều hôm ấy cũng phải rụng rời con tim ? Nhiều người đã hỏi tôi và gần đây, Huyền Châu (nữ ca sĩ số một hiện giờ ở Montréal) trong cuộc phỏng vấn Lê Mộng Nguyên trên Đài TNVN chiều hôm 02/04/2000, muốn biết (tôi xin trích) trong trường hợp nào và những tình cảm, những kỷ niệm nào đã cho tác giả nguồn cảm hứng để sáng tác nhạc phẩm muôn thuở TMBS mà nàng đã được hân hạnh và vinh dự trình bày đêm ca nhạc 01/04/2000. Linh tính một sự đau khổ trong tương lai vì phải rời quê cha đất tổ qua năm sau (nghĩa là cuối năm 1950) cùng với óc tưởng tượng dồi dào của một học sinh 19 tuổi đã làm cho tôi biến hóa những cuộc gặp nhau bên bờ sông Hương, sau Đài Trận Vong Chiến Sĩ nằm trước cửa hai trường Khải Định-Đồng Khánh (Em ơi đã hứa bao lần, Bên Bia đá nặng lời sông Hương thề...’’Mấy Tờ Thư’’, thơ LMN) và trên đường Nam Giao (nơi trú ngụ của cô gái Huế người hoàng tộc mới tuổi dậy thì : Về nơi mô ? Chiều Nam Giao, nhớ người Bến Ngự, nhớ lời ước thề... Bài Thơ Huế, nhạc LMN), trong lúc chiều vàng mặt trời sắp xuống, thành một gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối vắng dưới ánh trăng mờ, mà ngay hoa lá cũng động lòng nức nở khóc nỗi chia ly :

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Ròi đây hai ngả biết tới phương nào...

Tôi vừa viết xong thì anh Lê Mộng Hoàng lúc ấy mới đi chơi về, hát thử ngay với giọng ténor léger của anh rất xúc cảm, tôi quyết định gửi cho danh ca Thu Hồ trính bày ba bốn hôm sau trên Đài Phát thanh Pháp Á (Radio France-Asie) và ngay từ dạo ấy, TMBS đã sẩy tay tác giả để tự làm một cuộc đời danh vọng, vượt cả không gian và thời gian, trải qua bao thế hệ. Để tường thuật buối ca nhạc thân mật đêm 7 tháng 10-1978 tại Quán Trúc (tòa soạn báo Quê Mẹ ở Paris), ký giả Hồ Trường An viết : Anh Lê Mộng Nguyên, một nhạc sĩ lừng danh trong thập niên 50, tác giả những bản ‘’Trăng Mờ Bên Suối’’, ‘’Nhớ Huế’’, ‘’Bài Thơ Huế’’ hôm nay lên hát lại những tác phẩm của mình. Khoảng thời gian vắng bóng trong giới âm nhạc quá dài, nên anh quên khá nhiều lời hát. Có kẻ nhắc dùm anh và anh hát với cảm xúc dạt dào. Anh sáng tác nhạc như bỏ con rơi của mình cho cuộc đời, không ngờ người đời còn giữ gìn cho anh’’ (Quê Mẹ số 26, ngày 14/10/1978, tr. 15). Thật vậy ! Tôi bỏ nhà ra đi từ cuối năm 1950 sau khi đã sáng tác rất nhiều nhạc để lại cho Thu Hồ hát trên Đài Pháp Á và cho in nhiều lần tại các nhà xuất bản Hương Mộc Lan, Tinh Hoa, Ái Hoa, An Phú hay Á Châu, vân vân. Và sau đó những nam nữ ca sĩ danh tiếng không ai là không hát và thu thanh ít nhất một lần và một bài TMBS. Từ đất Pháp, tôi được biết qua thư từ rằng vào khoảng năm 1951-1952, TMBS được thính giả Đài Phát Thanh Việt Nam lựa chọn vào 8 bài hát hay nhất trong nước và từ ấy, vào đĩa 78, 45, 33 vòng, cassettes, vidéo, CD vân vân ở quốc nội và hải ngoại... Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể lại cho tôi biết lúc anh còn là Bộ đội Việt Minh làm Văn Công, anh đã nghe nhiều người hát TMBS vì đó là một bài hát lãng mạn rất hợp với tâm trạng người lính mặc dầu chính phủ Cộng sản cẩm hát nhạc ủy mị một cách gắt gao trong quân đội. Trịnh Hưng viết cho tôi trong thư đề ngày 14/03/1998 : Năm 1952 tôi về Thành, về Hà Nội, tôi đi đờn ở Dancing cho lính Tây nhảy, họ cũng có chơi ở đó cho ai nhảy slow, và tôi về nhà có dạy một số em học sinh đờn Hawaìi, họ học được ba tháng là thế nào cũng bắt tôi dạy họ bài TMBS của anh vì vậy tôi cứ tướng là anh nhiều tuổi lắm. Khi đó tôi mới ngoài 20, tôi tưởng là một người làm được bài nhạc đó chắc là đã lớn rồi, chứ đâu có ngờ anh còn quá trẻ và làm nhạc thành công quá sớm, lúc đó tôi chưa làm được một bài nhạc ngắn nào cả nên càng khâm phục. Rồi vào Saigon thì bài nhạc đó cũng thịnh hành. Không một thanh niên hay thiếu nữ nào chả biết đến nó và hát nó...

Lê Mộng Nguyên


11 tháng 5, 2025

Ngày Hội Ngộ 2025_Phan hoàng Lý

 


Ngày Hội Ngộ 2025
Phần 2: Dành cho các bạn bè thân thương
"Đừng lưu luyến gì đây! Thôi bọn mình chia tay, thôi bọn mình chia tay..."  (Phạm Thế Mỹ)
Như lời kết của bài hát "Trăng tàn trên hè phố", thầy Thông hát cho chúng ta nghe trước khi rời xa, dù lưu luyến thật nhiều nhưng rồi cũng đến giây phút tụi mình đành phải giã từ nhau. 
Mới chỉ một tuần trước thôi, chúng ta nôn nóng mong chờ gặp lại nhau, giờ đây những khoảnh khắc của buổi họp mặt đã trở thành dĩ vãng kỷ niệm. Như lời than thở tâm sự của cô bé trong bài thơ Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp), sau một ngày rong ruổi bên người yêu khi ngày vui sắp tàn và đến giờ phải chia tay nhau: "Giờ vui đời có vậy, Thoảng ngày vui qua rồi!". Niềm vui của đời sống này thường ngắn ngủi, chỉ thoáng chốc đã phai tàn. Dù thoáng qua rồi nhưng cũng làm tâm hồn chúng ta lâng lâng ấm áp tình bằng hữu thầy trò và đủ để lãng quên đi một chút nào đời sống thường nhật nhàm chán này.
Tôi lúc nào cũng tự hỏi: sao tình bạn của chúng ta đã trải qua gần 50 năm trời, khoảng thời gian xa cách của tình bạn hữu thật dài, cả 30-40 năm không hề gặp lại nhau. Vậy mà khi gặp lại, chúng ta vẫn thương mến và quyến luyến nhau như thuở nào?! Có lẽ khi chúng ta còn thơ dại, tình cảm và kỷ niệm dễ khắc sâu vào tâm hồn đơn sơ trinh trắng của mình. Tình bạn thời học sinh luôn thơ ngây, trong sáng và vô vị lợi. Suốt một thời gian dài học trung học, mỗi ngày mấy đứa con trai tụi mình gặp gỡ, nghịch ngợm và chơi đùa bên nhau. Biết bao nhiêu "kỷ niệm hoa bướm ngày thơ" của thời trung học chất chứa đầy trong ký ức. Hồi học ở Thánh Tâm, đám con trai tụi mình phải ngồi riêng ở dãy bàn học bên tay phải, con gái ngồi túm tụm bên tay trái, nhìn ra ngoài chái nhà chỗ để xe đạp, rồi lên cấp III hình như ngồi lẫn lộn với nhau. Ngày nào mà tụi mình chẳng gặp gỡ nhau, nguyên đám học trò học hành vui đùa bên nhau, áo trắng đơn sơ ríu rít như "bầy chim trắng trong sân trường". Suốt một thời mới lớn, trong lớp học chúng ta đều ngồi phía sau nhìn ngắm bờ vai, mái tóc thân quen của những bạn gái cùng lớp. Quen thuộc với bao nhiêu dáng vẻ điệu đà, ánh mắt nụ cười và giọng nói của các bạn gái. Chúng ta quen biết những bạn gái trong lớp của mình trước đó, chắc thời gian còn lâu hơn cả một thời hẹn hò với người con gái chúng ta yêu thương là người yêu dấu của mình sau này.
Rời khỏi mái trường trung học, chúng ta bôn ba trên đường đời và kết thân với rất nhiều người. Nhưng những người bạn hữu sau này không được chúng ta dành tình cảm cho như bạn bè thuở thiếu thời.  
Bạn hữu ngoài đời dễ dàng thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh; đâu có thân tình, chân thật như bạn bè thời đi học.
Xin điểm qua một chút các gương mặt bạn bè trong lần họp mặt vừa qua.

Vợ chồng Hợp lúc nào cũng hy sinh nhiều nhất cho ngày bạn bè họp mặt. Nguyên một cuối tuần vất vả, ngày nào trong nhà cũng khách khứa đông đúc ồn ào, nhưng trên gương mặt hai bạn lúc nào cũng nở nụ cười hiếu khách thật dễ mến. Cảm ơn vợ chồng Hợp rất nhiều.

Lịch bao giờ cũng là linh hồn của buổi họp mặt. Lịch lo lắng vất vả từ lúc chuẩn bị cho ngày họp mặt, ngâm rượu dâu tằm, rượu mận từ vài tháng trước. Đến ngày đại hội, Lịch đứng ra nhận trách nhiệm phụ trách ẩm thực, đi chợ, nướng BBQ cho mọi người thưởng thức.   Thiện là người âm thầm góp nhiều công sức bên trong hậu trường của ngày họp mặt. Phải lo giúp Lịch đi chợ, nấu chè đậu đen, phụ trách điều chỉnh dàn âm thanh thật hay, cuối cùng lo quay video lưu lại những hình ảnh kỷ niệm tươi vui khó quên của ngày họp mặt. Cảm ơn Thiện rất nhiều.

Các cặp đôi đáng ngưỡng mộ nhất đều đến từ Đức quốc: Phượng-Hân, Tuyết-Dương, Cảnh-Thủy. Các bạn hy sinh rất nhiều để đến với bạn bè. Sự hiện diện của các bạn chứng tỏ tình thân hữu của chúng ta thật dạt dào và trân quý biết bao! Phượng đứng ra làm M.C. điều khiển chương trình, đạo diễn trò chơi, nhờ có Phượng buổi họp mặt đã trở nên vui nhộn và sống động. Có điều mấy câu đố của Phượng khó quá, năm tới kiếm câu đố dễ hơn tí xíu nhé! Vợ chồng của Nho ở xa nhất trong nước Mỹ (Boston) nhưng năm nào cũng đến gặp bạn bè. Tâm-Vân bận việc gia đình nên phải về sớm, rất tiếc không được nói chuyện nhiều với Tâm. Mỗi năm đều thấy Nga "solo" đến với bạn bè. Bao giờ bạn bè mới hân hạnh được gặp "người hùng" của Nga, chàng trai may mắn đã chinh phục được trái tim "hoa khôi của trường trung học Thống Nhất A" năm nào.
Lũy, Ngọc Chương, Hưng và Thắng lần đầu tiên đến thăm dự buổi họp mặt. Lũy đến được với chúng ta như một sự diệu kỳ và nhờ ơn Trên an bài. Chương ơi! Chương sẽ thấy ra đi định cư nơi xứ người, bỏ lại tất cả ở quê nhà, tất cả hành trang của quãng đời còn lại ngoài gia đình, đó là tình bạn hữu thân thương của bọn mình. Hưng dù công việc quá bận rộn, "một chốn đôi quê" nhưng vẫn dành thời gian đến với bạn bè. Xin lỗi Thắng, vì mãi mới nhận ra Thắng, lần trước gặp Thắng từ hồi đám cưới Ánh Hồng ở nhà hàng "Bò 7-Món Thiên Ân" đến nay đã hơn 30 năm trời.
Điểm son nổi bật của buổi họp mặt năm nay là hôn phu và hôn thê của các bạn bè đến tham dự. Các bạn đã đem những người phối ngẫu tuyệt vời của các bạn đến họp mặt bạn bè. Các anh Hân, Phát, Dương; các chị Lệ (Vân), Thủy (Cảnh), vợ của Hưng đều tài hoa, hát thật hay, tham dự nhiệt tình, đóng góp công sức còn hơn tụi mình là các nhân vật chính của ngày họp mặt. Tôi chắc rằng gia đình của các bạn rất hạnh phúc! Vì các bạn đã có những người chồng hay vợ thương mình thật nhiều, hiểu nhau và đồng cảm đến mức hy sinh tham dự, thân thiết hòa đồng và coi những người bạn của vợ hay chồng mình như những người bạn thân của mình. Món chè trái cây của Lệ hình như "sold out", rất đặc sắc được mọi người chiếu cố nhiệt tình vì còn ngon hơn cả những nhà hàng chuyên nghiệp. Tiếng đàn guitar của anh Dương rất điêu luyện, hy vọng năm tới được nghe bài hát phóng tác lời "Trường cũ Tình xưa" cùng với giọng hát trầm ấm của tác giả. Vì không có thời gian để trò chuyện bày tỏ, nhưng xin các anh Hân, Phát, Dương nhận nơi đây sự quý mến chân tình từ đáy lòng tôi và các bạn bè.  
Tôi luôn hình dung từng người chúng ta là những ngọn nến nhỏ, mỗi lần gặp gỡ chúng ta gom chung bao ngọn nến lại, để tạo nên một ngọn lửa lớn sưởi ấm tình bạn. Chúng ta tham dự càng đông đủ, ngọn lửa càng ấm nồng. Cầu mong tình bạn của chúng ta luôn thân thiết và nồng ấm mãi mãi!


1.Tân nhạc: Thăm lại trường xưa

Sáng tác: Duy Phương

Ca sĩ: Duy Phương



2. Cổ nhạc: Về lại trường xưa
Sáng tác: Phạm Văn Đằng
Nghệ sĩ: Lê Diệu Hiền

"Dù kẻ sang sông không bao giờ trở lại, nhưng người đưa đò vẫn cần mẫn đôi tay." 
 

Trăng thu dạ khúc:
Nắng... nắng lên chiếu rọi chân trời quê hương sáng tươi 
Rôn rã tiếng cười, vui bước đến trường 
Từng trang sách mới tươi hướng tương lai 
Thầy cô giảng dạy bao lời thiêng liêng tim khắc ghi 
Ngôi trường thân thương. Ươm giống cây đời 
Để mai quê mẹ, cây đời vươn cao biếc xanh... 
 
Vọng cổ:
Câu 1:
Mỗi buổi bình minh khi ánh hồng dương rạng ngời chiếu rọi. Sân trường trở nên tưng bừng nhôn nhịp nghe xa xa vang vọng tiếng ai cười..... Những sinh viên với gương mặt rạng ngời..... Đang vội vã bước chân vào lớp, để nghe cô thầy giảng bài học mới hôm nay. Bài học mở đường đi tới tương lai, để ngày mai đây khi rời xa trường cũ. Những con người của thế hệ hôm nay, sẽ đi đến mọi miền dựng xây Tổ Quốc.... 
 
Câu 2:
Mái ngói hồng tươi vươn mình trong nắng mới, đẹp biết bao nhiêu một góc quê mình.... Ngôi trường thân thương chan chứa ân tình..... Những tình cảm ngọt ngào sâu lắng, của cô thầy dành tặng chúng ta. Ngày qua ngày ta được lớn khôn thêm, bởi có thầy cô nhiệt tình giảng dạy. Dù kẻ sang sông không bao giờ trở lại, nhưng người đưa đò vẫn cần mẫn đôi tay..... 
 
Lý Mỹ hưng
Về đây, nghe niềm xuyến xao dâng trào 
Lớp cũ trường xưa, vẫn còn vấn vươn bao tình 
Nầy đây hàng cây phương vĩ nghiêng mình trước sân 
Như đón chào ai chốn xa bước chân về thăm 
Nhớ ơn cô thầy đã không màng bao gian khó 
Chắc đôi tay chèo để đưa bao người qua sông... 
 
Vọng cổ:

Câu 5:
Về lại trường xưa nghe hồn xao xuyến. Dù đã bao năm xa rời chốn cũ nhưng mái trường xưa màu ngói vẫn tươi hồng.... Bao kỷ niệm thân thương còn in đậm trong lòng..... Nhớ làm sao thầy cô năm cũ, đã mở đường đưa ta tới tương lai. Năm tháng trôi dần màu tóc đã nhạt phai, nhưng nhiệt huyết trong tim vẫn dạt dào tuôn chảy. Gian khó bao nhiêu thầy cô vẫn không ngần ngại, dâng trọn tuổi xuân cho sự nghiệp trồng người..... 

Câu 6:
 Lý qua cầu
Trường xưa lưu dấu bao ân tình 
Nơi này chốn cũ tôi về thăm thương nhớ mênh mang 
Từng lời yêu thương của thầy cô vẫn vang bên đời 
Dù mai đây có ra đi ngàn trùng xa cách 
Ân nghĩa thầy cô ngàn năm xin mãi luôn gìn giữ bên lòng 
 

(Về Vọng cổ) Về lại trường xưa bồi hồi bao cảm xúc, kỷ niệm hôm nao sống lại trong hồn..... Tiếng trống trường rộn rã vang lên, chân bịn rịn tôi rời xa trường cũ. Ngày mai đây giữa dòng đời xuôi ngược, tôi vẫn nhớ cô thầy nơi mái trường xưa...

07 tháng 5, 2025

VTM170_Tìm về_Nguyễn Cang

 



Xướng:

Tìm về
Ngõ hẻm đèn khuya bước nặng nề
Nghe lòng trắc ẩn lạnh hồn tê
Sương mờ gió thổi, khua bờ dậu
Nụ ủ cành lay, giữ nếp lề
Quãng vắng đêm trường trăng cổ độ
Quê nghèo mộng ảo bến bờ mê
Mười năm trở lại thăm vườn cũ
Lạc lõng tìm đâu thấy nẻo về?!!
Nguyễn Cang

 Apr. 27, 2025

Họa 1:


Sống giữa thế giới bất an
Vết thương thế giới đã sưng nề,
Trời thảm, người sầu, đất tái tê.
Dẫu muốn thong dong ra khỏi loạn,
Mong chi yên ổn thoát bên lề?
Nấu nung tham vọng vinh kề nhục,
Đánh mất chân tâm tỉnh hoá mê.
Ngơ ngác, bốn phương tràn biển hận,
Đào nguyên đâu chốn bước chân về?
Minh Tâm

Họa 2:

 

Tu sửa
Tham ăn cố uống xác lề nề
Bịnh tật  xin đừng hỏi liệt tê
Ngày tháng bền tâm năng cố diệt
Noi theo bài học Pháp nhân lề
Thánh Tăng thọ giáo thành phong độ
Lâm Tặc theo phò hoá muội mê
Hãy chóng đổi thay lề lối sống
Mai kia nhẹ nhõm cỏi đi về 
THT
Pháp nhân 法人 lề: lề lối của tôn giáo được pháp luật quốc gia công nhận như một cá nhân, tức là có tư cách pháp lý, nghĩa vụ và quyền lợi như một cá nhân.

Họa 3:

 

Thôn xóm
Đường đi lạc lối cũng không nề
Thanh thản trong lòng chẳng tái
Rảo bước lối vào thôn xóm cũ
Hỏi thăm người bán cạnh bên lề
Bâng khuâng cảm nhận đều thay đổi
Ngây ngất tâm hồn một cõi 
Lâu quá thôn làng đều biến dạng
Đổi thay nên chẳng biết đường về
PTL
May 2025

Họa 4:

Ảo Ảnh

Đắng cay khổ nhọc vẫn không nề
Tiếng hạc đêm trăng dạ tái tê
Cảnh cũ người xưa giờ cách biệt
Bâng khuâng khoảnh khắc đứng bên lề
Chân trời hờ hững mây trôi dạt
Ảo ảnh mơ hồ một bến mê
Lạc lối đêm xuân buồn vạn thuở
Biết đâu hình bóng lối đi về
Hương Lệ Oanh VA
May 3. 2025

Họa 5:

Đường về
Vạn thẳm ngàn xa quá não nề
Đông tàn dạ buốt lẫn lòng tê
Thương người khắc khoải xua tình lỡ
Nhớ bạn phiêu bồng giữ bản lề  
Khốn cảnh người xưa buồn viễn xứ
Đau lòng chốn cũ khổ  niềm mê
Vì đâu phận mỏng tình ngang trái?
Bởi nghĩa  không tròn chặn lối về!?!
Tâm Quã.
May 4, 2025 

1. Tân nhạc: Đường xưa lối cũ
Sáng tác: Hoàng Thi Thơ
Ca sĩ: Quang Lê








2. Cổ nhạc: Đường về hai thôn
Soạn giả: Viễn Châu, Phạm Thế Mỹ
Nghệ sĩ: Trương Hoàng Đông &Võ Ngọc Quyền







Tân nhạc:
Đường về thôn em duyên dáng bên ven sông con thuyền xuôi mái.
Nhịp cầu băng qua men lối đi quanh co ngõ hoa nối dài.
Nhà em cuối xóm ghép đôi mái tranh nâu, trăng cài trước sau.
Có tằm mến thương dâu, có trầu vấn vương cau.
Và đào tơ thơm ngát, ngát hương trinh ban đầu.
Đường về thôn em con sáo ru êm trên đồng xanh lúa.
Nhịp cầu băng qua đưa tới sân rêu xưa thắm hoa bốn mùa.
Nhà anh mái lá tháng năm vẫn chưa nghe duyên tròn ước mơ.
Có giàn mướp xanh lơ. Có hồ cá nên thơ.
Mà lồng chim quê vẫn hát bao câu mong chờ.

Vọng cổ:
Câu 1:
Nào có đâu xa đường về thôn anh hay dẫn đến thôn em cũng chung một con đường đất đỏ. Ngăn cách một dòng sông có nhịp cầu tre nho nhỏ hoa nở ở nhà em mà gió mang hương cho thơm tận thôn… này. (-)(-) Nhà anh ở đầu thôn Đông, nhà em ở cuối thôn Đoài. (+) Những đêm trăng đầy trăng cài trước ngõ. Em ra sau vườn hái lá dâu đắng mù sương. (SL) Tằm nợ dâu xanh tằm nhã tơ làm kén, còn em trong lòng có vương vấn mối tơ. Tằm nợ lá dâu nên tằm còn phải trả, còn em… em có nợ gì đâu. Hồn anh em mượn lâu rồi em đâu có trả./-

Câu 2:
Tâm hồn của anh thì anh giữ, em có mượn hồi nào đâu mà bảo rằng em nợ, em biết làm sao để trả bây giờ. (-)(-) Em đã giữ của anh tấm lòng yêu tha thiết dại khờ. Mượn hồi nào? Mượn từ hồi đó đó…! Hồi gặp em lần đầu ngồi giặt áo ở cầu ao. Nhưng mà hồi đó đó nhưng mà hồi đó anh có nói gì đâu. Anh chỉ đứng dựa gộc sung nhìn em cả buổi vậy đó. Anh đứng đó là để chờ… Anh chờ gì? Chờ sung rụng. Nhưng sung chưa rụng mà hồn anh đã chìm lắng dưới cầu ao./-

Tân nhạc:
Đường về quê thôn mai mốt đôi uyên ương qua cầu soi bóng.
Nhủ thầm sông ơi, gương nước chưa phôi pha ta còn thương hoài.
Trời quê bát ngát sẽ trông thấy tương lai qua tình lứa đôi.
Lúa đồng mãi xanh tươi, mướp cà thắm nơi nơi.
Và vành môi trai gái hát câu ca yêu đời.
Nhịp câu đưa lối, chúng bước hai thôn, ta đón trăng về mừng duyên quê.

Vọng cổ:

Câu 5:
Chừng đó đường về hai thôn nở đầy hoa dại. Chắc mình cũng đi trên nhịp cầu tre trên con đường cũ mà nghe lạ nghe vui như mới biết một hôm… này. (-)(-) Em có biết tại sao hôn? Không! Em hãy nhìn dưới chân cầu, bóng hai đứa mình lung linh soi đáy nước. Quen nhau lâu rồi mà bây giờ mới dám nắm bàn tay. Bởi vậy nên anh mới nở nụ cười thật tươi à… Ủa, chớ bộ em hổng thấy vui sao? Em bỗng thấy thoáng buồn thoáng nhớ. Nhớ guồng tơ thông lá dâu xanh và nhớ mẹ già.

Câu 6:
Em khéo đặt chuyện làm khó anh thì thôi hà. Anh hỏi em nè? Từ đây qua đó có bao xa mà em bảo là em thấy buồn thấy nhớ. Con tằm ăn lá dâu xanh còn phải nhã tơ vàng trả nợ, tụi mình nên duyên phận trong đời là làm đẹp lòng cha mẹ . Nhưng mà mẹ em sức yếu tuổi già, sớm hôm phụng dưỡng mới là đạo con. Đã có con hiền còn thêm thằng rễ thảo, sớm thăm tối viếng mẹ đâu có buồn lòng. (SL) Nhà em còn có mấy nong tằm, dệt vải ươm tơ để đó cho anh liệu. Còn vườn nhà anh em phụ lo làm cỏ, cùng một con đường mà xa cách là bao.