16 tháng 10, 2022

Giáo gian

Ông Tô Văn Lai là chủ nhân của Trung tâm băng nhạc Thúy Nga. Tuy là cựu giáo sư trường trung học Nguyễn Đình Chiểu  Mỹ Tho nhưng ông đã đánh mất đạo đức và tác phong của nhà giáo. Ông chú trọng nhiều về tài chánh lợi lộc cá nhân mà quên hẳn mình là cựu giáo sư Triết. Ông Tô văn Lai thuê Nguyễn Ngọc Ngạn để phổ biến những sai lầm cho thế hệ trẻ qua các băng nhạc do trung tâm Thúi Nga phát hành.
Qua quan điểm và tư cách của ông Lai và ông Ngạn, cả hai có lẻ không phải là dân Sư Phạm, chưa hề học qua bốn chữ “Lương Sư Hưng Quốc” 良師興國 đều quên câu châm ngôn " Bác sĩ sai lầm chỉ giết chết 1 bịnh nhân, còn thầy giáo sai lầm sẽ giết chết 1 thế hệ."
Lời nói của Quản Trọng[i] ở Trung quốc, ảnh hưởng nhiều đến nền giáo dục Việt Nam, cũng có câu:
一年之計,莫如樹谷;十年之計,莫如樹木;百年之計,莫如數人
“Nhất niên chi kế , mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như sổ nhân” nghĩa là “kế hoạch 1 năm thì trồng lúa, kế họach mườì năm thì trồng cây, kế hoạch trăm năm thì đào tạo người”. Hơn thế, Khổng Tử từng nói " Hối nhi bất quyện” 誨而不倦 nghĩa là “dạy dỗ không mệt mỏi."

Về mặt văn chương, ông thầy giáo Lai và ông thầy Ngạn “mất dạy” sau 1975 đã vô tình hay cố ý truyền bá sai lầm cho thế hệ trẻ ở ngoại quốc và trong nước.
· Trong Paris by night số 71, khi nói đến Tần Thủy Hòang (秦始皇 ), Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có giải thích chữ thủy có hai nghĩa:
1. Thủy nghĩa là nước
2. Thủy là đầu tiên

Thật ra nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói sai vì quá dốt. Tiếng Việt ta có đồng âm dị nghĩa, hai chữ thủy mà nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói đến, nó viết khác nhau: Thủy () nghĩa là nước , thuộc bộ thủy (), viết khác với chữ Thủy () là đầu tiên thuộc bộ nữ (). Trình độ Hán văn như thế, nếu ông Ngạn đậu được dự bị Văn khoa thì đúng là “chó ngáp phải ruồi”
· Trong Thúy Nga 59 ông Ngạn không giải thích được nguồn gốc hai chữ "tương tư", ông nói vòng vo tam quốc về từ tương tư. Thật ra ai học qua lớp đệ tam (lớp 10) về "Chinh phụ ngâm khúc" đều biết điển tích tương tư:
- Vào cuối đời Đường (907-955) Ý Nương con của nhà phú hộ Lương Công yêu chàng trọ học sinh Lý Sinh. Lương Công biết được tức giận duổi Lý Sinh ra khỏi nhà. Ý Nương đau buồn và sinh ra bệnh tương tư. Nàng làm ra bài “Trường Tương Tư" và gởi cho Lý Sinh. Lý Sinh nhận được bài thơ, nhờ mai mối đến dạm hỏi Ý Nương. Ông mai trình bài thơ cho Lương Công. Lương Công vô cùng cảm động và cho Lý Sinh kết hôn với Ý Nương.
- Sông Tương bắt nguồn từ tỉnh Hải Dương và chảy qua tỉnh Hồ Nam. Gần cuối Hồ Nam sông Tương chẻ ra một chi nhánh gọi là sông Tiêu và người ta thường gọi sông Tiêu tương. Sông Tương dài 1151 km.
- Vào cuối đời Đường (907-955) Ý Nương con của nhà phú hộ Lương Công yêu chàng trọ học sinh Lý Sinh. Lương Công biết được tức giận duổi Lý Sinh ra khỏi nhà. Ý Nương đau buồn và sinh ra bệnh tương tư. Nàng làm ra bài “Trường Tương Tư" và gởi cho Lý Sinh. Lý Sinh nhận được bài thơ, nhờ mai mối đến dạm hỏi Ý Nương. Ông mai trình bài thơ cho Lương Công. Lương Công vô cùng cảm động và cho Lý Sinh kết hôn với Ý Nương.
- Sông Tương bắt nguồn từ tỉnh Hải Dương và chảy qua tỉnh Hồ Nam. Gần cuối Hồ Nam sông Tương chẻ ra một chi nhánh gọi là sông Tiêu và người ta thường gọi sông Tiêu tương. Sông Tương dài 1151 km.
- Vào cuối đời Đường (907-955) Ý Nương con của nhà phú hộ Lương Công yêu chàng trọ học sinh Lý Sinh. Lương Công biết được tức giận duổi Lý Sinh ra khỏi nhà. Ý Nương đau buồn và sinh ra bệnh tương tư. Nàng làm ra bài “Trường Tương Tư" và gởi cho Lý Sinh. Lý Sinh nhận được bài thơ, nhờ mai mối đến dạm hỏi Ý Nương. Ông mai trình bài thơ cho Lương Công. Lương Công vô cùng cảm động và cho Lý Sinh kết hôn với Ý Nương.
- Sông Tương bắt nguồn từ tỉnh Hải Dương và chảy qua tỉnh Hồ Nam. Gần cuối Hồ Nam sông Tương chẻ ra một chi nhánh gọi là sông Tiêu và người ta thường gọi sông Tiêu tương. Sông Tương dài 1151 km.

Tương tư

Quân tại tương giang đầu

Thiếp tại tương giang vĩ

Tương Tư bất tương kiến

Đồng ẩm tương giang thủy
Tương tư
Chàng ở đầu sông Tương
Nàng ở cuối sông Tương
Nhớ nhau nhưng không thấy nhau
Cùng uống nước sông Tương
· Trong Thúy Nga 99, ông Ngạn không nói được ngọn nguồn của hai câu:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
Ông Ngạn chỉ nói được đó là 2 câu thơ cổ và cháu Nguyễn Cao Kỳ Duyên khen đáo để.

Thật ra đó không phải là hai câu thơ cổ mà là 2 câu đối dáp của thầy Đàm Thuận Huy và học sinh Nguyễn Giản Thanh.
Một hôm cuối giờ học, khi thầy Huy cho học sinh ra về thì trời dổ mưa, ông Huy thử tài học trò mình và nói:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客: Mưa không có khóa nhưng vẫn giữ được khách lại)
Học sinh Nguyễn Giản Thanh bèn đáp lại:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân (
Học sinh Nguyễn Giản Thanh bèn đáp lại:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân (
Học sinh Nguyễn Giản Thanh bèn đáp lại:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人: Sắc đẹp không có sóng to nhưng vẫn dễ nhận chìm người)
Ông Lâm có viết điện thư cho cháu Kỳ Duyên và yêu cầu ông Ngạn đính chính nhưng ông Ngạn, ông Lai xem thường khán giả, không trả lời. Thầy giáo không biết sửa mình. Đúng là giáo gian!
 Về kiến thức xã hội, ông Ngạn như con ếch ngồi dưới đáy giếng xem trời bằng vung. Trong Thúi Nga gần đây (Tôi không nhớ số mấy), ông viết kịch mô tả 1 người mới qua Mỹ vài tháng mà đã làm nghề đọc đồng hồ điện (meter reader). Ở Mỹ, nghề đọc đồng hồ điện phải trải qua khóa huấn luyện của công ty điện lực và thuộc nghiệp đòan. Ai có thâm niên thì mới được xin vào chổ đó trước. Hằng ngày phải lái xe đến nhà khách hàng để đọc đồng hồ. Người mới qua Mỹ mà đã lái được xe và là nhân viên của công ty điện lực. Người này thật là quá cao siêu. Ông Ngạn nhớ rằng đây là nước Mỹ, không có chuyện đút lót mà vào làm nhân viên của công ty điện lực. Chưa chắc gì ông Ngạn biết đọc đồng hồ điện, vậy mà to gan diển tả người đọc đồng hồ điện.[1] Xin nói nhỏ cho ông Ngạn nghe nha “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!”
 Khi nói về cháu Bảo Hân, ông Ngạn khen cháu giỏi ngoại ngữ: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt. Vậy cháu Bảo Hân không phải người Việt hay sao?  không có tiếng mẹ đẻ? Dốt như vậy mà cũng tự hào là thầy giáo! Một đọc giả của VietSN đã tặng cho ông Ngạn huy chương “Nhà văn không am tường văn hoá”[2]
 Trong đĩa Thúi Nga 103, ông NNGạn nói “người Nhật người ta có câu là khi nghèo đói thì nẩy sinh ra trộm cắp”.  Trong bài phỏng vấn trên Vietsn.com[3], ông Ngạn nói “Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ".
·        Nếu ông Ngạn trong suốt thời gian đi học chưa bao giờ nghe câu “ Bần cùn sinh đạo tặc 貧窮生盜賊  “ từ các thầy cô của mình  thì tội nghiệp cho ông Ngạn theo học những thầy cô quá dốt.
·        Nếu cha mẹ của ông Ngạn cũng không bao giờ nói ra câu “ phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùn sinh đạo tặc 富貴生禮貧窮生盜賊” thì cha mẹ ông Ngạn là siêu phàm!  vì cha mẹ ông Ngạn dù sinh ra, lớn lên và chết trên đất nước Việt Nam nhưng không bị ảnh hưởng Nho giáo.
·        Nếu các thầy cô và cha mẹ ông Ngạn có dạy ông điều này thì ông Ngạn nghĩ sao về câu nói của mình “Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ".
 Đúng là người vong bản, tự phụ, thùng rỗng kêu to và là giáo gian! Ông Ngạn không có đọc “Đạo Đức Kinh” của Lảo Tử nên không biết chương 56 khi nói về Huyền Đức “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri ,   nghĩa nôm na là:
Biết thì hà tiện từng lời
Dốt thì hay nói thường thời huyênh hoang
 Trong cộc phỏng vấn chạy tội với cô Hoàng Anh, ông Ngạn pha tiếng Anh vào tiếng Việt. Ông Ngạn là người miền Bắc, hẳn phải nhớ câu “ Chưởi cha không bằng pha tiếng” hay là ông Ngạn đã quên tiếng mẹ đẻ  hoặc ông là người vong bản . Nếu ông vong bản thì không ai trách ông làm gì bởi thiên hạ không có thời giờ để luận suy người thầy giáo Việt Nam “mất dạy.”
Về mặt giao tế, ông Ngạn  cũng không còn nhớ ông Lê Duy Tô, cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Sài gòn ban Vạn vật, niên khóa 1968-1971, người đã từng sinh hoạt cộng đồng người Việt khi ông Ngạn đến Gia Nã Đại (Canada). Như vậy cha mẹ ông Ngạn quên dạy ông câu “ Bần tiện chi giao mạc khả vong 貧賤 之交 莫 可 忘” (Bạn bè lúc còn nghèo hèn, bây giờ giàu sang rồi, chớ nên quên.)
Dân ta lưu lạc xứ Tây phương rồi tự mình xưng hùng, xưng bá, quên đi cội nguồn.
Thật là:
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu bực mình.
Trần-Lâm Phát
27 Tháng 4 năm 2012



[i] 管仲( 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sựnhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_Tr%E1%BB%8Dng

 

.