Cảm Thu
Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng
chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu
xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp
thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là
linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi
trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt,
tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ
xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió
nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ? Chao ôi!
Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà
nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế
rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn
như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ
khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ
tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
… Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh
phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt…
Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang
đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ
may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày
xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm
đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi
giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa,
và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác
cánh hương của đóa xuân hồng thuở cũ.
Đinh Hùng
Giai phẩm “Mùa Gặt Mới” nhà xuất bản Tân Việt tại Hà Nội năm 1940
Tôi Đi Học
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của
buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở
trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý
tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày
nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần
đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh,
mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này
tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi
đi học. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô
đùa như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang
trọng và đứng đắn.
Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất,
nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở
mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng
một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại
cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, nhưng mấy
cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: “Mẹ đưa bút thước cho
con cầm.” Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: “Thôi để mẹ nắm
cũng được.” Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người
thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một
làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý dầy đặc cả người. Người nào áo
quần cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa. Trước đó mấy hôm, lúc đi
ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một
lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để
nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác
là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại
khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái
đình làng Hòa An. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng
lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người
thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng
trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng
và ước ao thầm được như những người học trò cũ biết lớp, biết thầy để khỏi phải
rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học
trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này,
vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi.
Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại
càng đúng hơn nữa, vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân,
các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân
các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng
trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc
ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả
mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn,
ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: “Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng
học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã
nghe chưa?” Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một
tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy
cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra, và ngoài đường cũng có
mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người
ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói: “Thôi, các em lên
đứng đây sắp hàng để vào lớp học.” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu
dàng đẩy tôi tới trước, nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ.
Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước
lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân
đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất
giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau
lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: “Các em đừng khóc.
Trưa nay các em được về nhà cơ mà, và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.” Sau
khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền
ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười,
đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ
tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với
chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi
chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên
tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi
tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên
tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự
xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không
dám tin có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng
rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một
kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy
dãy trong trí tôi, nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa
tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh
vần đọc bài viết tập “Tôi đi học.”
Thanh Tịnh
(Quê Mẹ, 1941)
I Went to School
by Thanh Tinh
(English translation by Nguyễn Đại Thanh)
Every year at the end of autumn, yellow leaves scatter on
roads, and white clouds float in the air. I am very excited by sweet
recollections of my first school day.
I cannot forget those great feelings that flourish in my
heart like fresh flowers smiling under a clear sky. Those memories have not yet
been penned because I did not know how to write then, and now I cannot totally
recall them all. But whenever I see small children timidly nestle under their
mothers’ conical hats for their first time to school, I feel very much inspired
again.
That morning full of autumn fog and cold wind, my mother
affectionately held my hand going down the narrow and long village road. I had
traveled this road many times; however, this time I found it unexpectedly
strange. My surroundings had changed because there was a transformation
happening within myself: I was going to school for the first time. I did not
wade across the river to fly kites like Quy and go with Son to fool around in
the field anymore. In a long and black robe made of parachute cloth, I felt
formal and serious.
Along the way, I enviously observed some well-dressed little
boys about my age cheerfully call one another by nicknames and exchange their
books and notebooks. My two new books began to weigh heavier in my hand. I
clutched them tightly, but one became loose, pointing downward. I pushed it
back and carefully gripped them. Some students in front of me carried many books
and notebooks under their arms together with pens and rulers, but they did not
show any difficulties at all.
I wanted to check my strength so I looked at my mother and
asked, “Please hand the pens and rulers to me.” My mother lowered her head and
looked back at me with her affectionate eyes and said, “Son, I can hold them
all.” Immediately I had this childish and naïve thought: Only an adept person
could hold pens and rulers. That idea passed quickly through my mind as lightly
as a cloud flying across a mountain peak.
The front courtyard of My Ly School was overcrowded with
people. Everyone had a neat and clean appearance; their faces brightened with
joy. A few days ago when going across Hoa An Village to trap birds with Minh, I
had stopped by the school. That time the school had been an unknown place to
me. I had gone around the classrooms to take a peek at some maps hanging on the
wall through the glass windows. To me, the school had been higher and cleaner
than the houses in the village. But this time was quite different. Before me,
the school looked both charming and imposing as the village hall of Hoa An. Its
courtyard appeared larger and its building higher than they were on completely
still summer noons. I suddenly felt anxious without reason.
Like me, some other new students, bewildered, stood close to
their relatives, only daring to glance quickly at others or stepping lightly.
They resembled young birds standing on the rim of the nest, looking out onto
open space, wanting to fly, yet hesitating with trepidation. They quietly
wished they could have been the older students who knew their classrooms and
teachers to avoid being timid in this unknown world.
After a rolling of the drum resounded in my heart, some old
students came lining up under the veranda roof and stepped into their
classroom. I felt abandoned at this time because all around were awkward and
confused little boys like me. They did not move. They only yielded when pulled
forward by force. Truthfully, they did not stop because their two feet kept
dragging. They each raised one foot and forcefully extended them as if kicking
an imaginary ball. Right at this moment, their whole bodies were shaking in
sync with resonant steps in the classrooms.
The principal of My Ly School called in some new students to
stand up in front of the third grade classroom. The village school was small;
therefore, the principal did not have his own office. While he was calling
roll, I felt my heart skip a beat. I even forgot my mother standing behind me.
When my name was called, I was startled and puzzled.
After calling a few dozen names written in advance on a
large piece of paper, the principal looked at us and said in a low voice, “So
here you are in the fifth grade. You have to try to study to please your parents
and make your teacher happy. Do you hear me?” They did hear, but none dared to
respond. Luckily, there was a sonorous answer “yes” from the parents in return.
The principal looked at us with his benevolent and affecting
eyes. Some third grade students also turned their heads together to look out,
and a few people outside stopped to look inside from the road. During this
minute, we were scrutinized. As a result, already embarrassed, we were
increasingly puzzled.
The principal took off his glasses and said, “Line up here
to enter your classroom.” I felt a hand tenderly pushing me forward from
behind, but my body became unusually heavy. Unable to hold the end of a dress
or the arm of a relative, a few students slowly stepped up and stood on the
veranda of the class. They stared out towards the school yard where their
relatives were watching them with loving eyes. One student standing at the head
of the line hid his face in his hands and cried. I unknowingly turned back and
followed suit, burying my face into my mother’s chest. I heard soft sobbing
that halted in the throats of the new students behind me. A familiar hand
gently smoothed my hair.
The principal patiently and smilingly waited for us and
said, “Do not cry. You will go home at noon and you will have the day off
tomorrow.” After examining the twenty-eight students lined up straight on the
school veranda, he made a gesture to let us enter the fifth grade.* A young
teacher with a smiling face welcomed us at the class entrance. Throughout my
childhood I had never spent a significantly long time away from my mother. I
also found it strange because many past times I had spent a whole day with my
friends in the field of Le Xa Village, and I still had not felt far away from
home or my mother at all.
A peculiar scent filled the classroom. All the pictures
hanging on the walls were extraordinary and interesting to me. I carefully
examined my desk and chair and claimed them as my own property. I looked at a
little boy sitting beside me, a new friend, yet seemingly familiar. Our bond
felt natural and so unexpected that I could not believe it.
A young bird came hovering and perched on the window,
chirped timidly and then took off with a flap of its wings. I cast a longing
glance at the bird. An old memory of trapping birds in the middle of the rice
field and by the Viem riverbank fully relived in my mind; however, the sound of
my teacher scratching chalk on the blackboard brought me back to reality. I
folded my arms on the table, watched attentively as my teacher wrote, and
mumbled the writing assignment “I go to school.”
= = = = = = = = = =
*According to the Vietnamese educational system prior to 1945, the fifth grade was the lowest level in elementary schools. It was the equivalent to the first grade in American schools.