20 tháng 9, 2022

Thơ tứ tuyệt Đường luật


 






Bài viết này tham khảo vào những quyển sách sau đây:

· Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính Editions Nam Ky in năm 1938, trang 10-15
· Luật thi của Trần Trọng Kim do nhà xuất bản Tân Việt in và phát hành tại Sài gòn năm 1949, trang 41, 42
· Phép làm thơ của Diên Hương do nhà xuất bản Khai Trí in và phát hành tại Sài gòn năm 1949, trang 96-98
· Việt Nam Văn học Sử yếu của Dương Quảng Hàm do Bộ giáo dục, Trung Tâm Học liệu in lần thứ 10 và phát hành tại Sài gòn năm 1968, trang 127, 128
· Thơ Việt đáng yêu của Hồ Trung Tý do nhà xuất bản Tao Đàn in và phát hành tại Sài gòn, trang 124, 125

Trần-Lâm Phát


1. Định nghĩa:

Thớ tứ tuyệt 四絶 Đường luật làm theo chữ Nôm được dân Việt gọi là Hàn luật (luật do Hàn Thuyên khám phá)

Tứ là bốn, tuyệt là cắt đức. Bài thơ chỉ có 4 câu theo bố cục: khai, thừa, chuyển, hợp.

Bài thơ tứ tuyệt Đường luật xuất xứ từ bài thơ bát cú Đường luật ngắt ra làm 4 câu nên qui luật về niêm, luật, vần, đối, họa cũng như bài thất ngôn.

Tùy theo cách ngắt bài thất ngôn mà tên gọi khác nhau:

Khai thừa song thập: Ngắt 4 câu đầu bài bát cú

Song khai chuyển họp: Ngắt 4 câu cuối bài bát cú

Song khai song họp : Ngắt 4 câu giữa bài bát cú

Tuyền thủy thuận lưu: Ngắt 2 câu đầu  và hai câu cuối của bài bát cú

2. Cách gieo vần, luật bằng trắc và đối:

Bài thơ tứ tuyệt Đường luật có hai vần hoặc 3 vần.

2.1. Ba vần:

Chữ thứ 7 câu 1, câu 2 và câu 4 phải vần.

2.1.1 Câu 1 và câu 2 không đối, câu 3 đối câu 4. .

Thí dụ:

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương

Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường

Tay ngọc lần dưa thoi nhật nguyệt

Gót vàng giậm đạp máy âm dương

(Lê Thánh Tôn)

2.1.2 Bốn câu không đối nhau

Thí dụ:

Cao cao muôn trượng ấy là tao

Dẫu pháo thăng thiên chẳng tới nào

Nhắn nhủ dưới trần cho chúng biết

Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào

(Trời nói, Yên Đổ)

 

Luật T vần B:

 

X T X B X T B (Vần)

X B X T X B B (Vần)

X B X T X B X

     X T X B X T B (Vần)

Luật B vần B:

 

X B X T X B B (Vần)

X T X B X T B (Vần)

X T X B X T X

     X B X T X B B (Vần)


2.2. Hai vần:

Chữ thứ 7 câu 2 và câu 4 phải vần.

2.2.1 Câu1 đối câu 2. Câu 3 đối câu 4.

Thí dụ:

Gió đưa dương liễu cành cành nguyệt

Cụm tỏa ngô đồng lá lá sương

Thuyề mọn năm canh người Bãi Hán

Địch đài mọt tiếng khách tầm dương

(Tự cảm, Phan Thanh Giản)

 2.2.2 Câu1 đối câu 2. Câu 3 và câu 4 không đối:

Chung Tử gió Nam còn thấy mặt

Bá Nha dân Việt phải ra tay

Còn non còn nước còn tương ngộ

Tich cổ duy kim mới nở mày

(Tặng sách, Diên Hương)

Luật T vần B:

 

X T X B X T X

X B X T X B B (Vần)

X B X T X B X

     X T X B X T B (Vần)

Luật B vần B:

 

X B X T X B X

X T X B X T B (Vần)

X T X B X T X

     X B X T X B B (Vần)

 

Nếu làm nhiều khổ thì các khổ phải đồng nhất: 3 vần hoặc 2 vần , không trộn 3 vần với 2 vần

3. Họa:

Thơ tứ tuyệt đường luật họa như thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Trần-Lâm Phát

Vỉginia 18 tháng 10 năm 2022

Bảng tóm tắt luật BT và gieo vần


1. Ba vần:

Chữ thứ 7 câu 1, câu 2 và câu 4 phải vần

Luật T vần B:

 

X T X B X T B (Vần)

X B X T X B B (Vần)

X B X T X B X

X T X B X T B (Vần)

Luật B vần B:

 X B X T X B B (Vần)\

X T X B X T B Vần)
X T X B X T X
X B X T X B B (Vần)

2. Hai vần:

Chữ thứ 7 câu 2 và câu 4 phải vần

Luật T vần B:

 

X T X B X T X

X B X T X B B (Vần)

X B X T X B X

X T X B X T B (Vần)

Luật B vần B:

X B X T X B X

X T X B X T B (Vần)
X T X B X T X
X B X T X B B (Vần)