20 tháng 9, 2022

Thơ lục bát

 Thơ lục bát





1. Định-nghĩa:

Thơ lục bát là thể thơ thuần túy cuả người Việt-nam. Bài thơ bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt bằng câu tám chữ. Thơ lục bát dùng để viết truyện.

Thí dụ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

(Ca dao)

2. Cách gieo vần:

Chữ thứ sáu của câu sáu chữ phải vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ và chữ thứ tám của câu tám phải vần với chữ thứ sáu của câu sáu tiếp theo và cứ thế cho đến cuối bài.

Thí dụ:

Đầu lòng hai ả tú nga

Thuý Kiều là chị em Thuý Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẽ mười phân vẹn mười

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

3. Luật bằng trắc:

Vần bằng (B) gồm những chữ có dấu huyền hay không dấu.

Vần trắc (T) gồm những chữ có dấu sắc, dấu hỏi, và dấu ngã.

Theo đúng luật thì câu lục và câu bát phải như sau:

BB TT BB

BB TT BB TB

Thí dụ:

Rồng vàng tắm nước ao tù

B B T T B B

Người khôn ở với người ngu bực mình

B B T T B B T B

(Ca dao)

Vì đúng luật rất là khó nên nhà thơ chỉ theo luật “ Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhì Tứ Lục phân minh     ,      nghĩa là chữ thứ nhất, chữ thứ ba, chữ thứ năm không cần đúng luật và chữ thứ hai, chữ thứ tư, chữ thứ sáu và chữ thứ tám phải theo đúng luật.

Thí dụ:

Nếu tôi tái thế làm người

B T B

Nguyện làm thầy giáo trọn đời kiếp sau

B T B B

(Ứơc mơ làm thầy giáo-Trần-Lâm Phát)

Mặc dù chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là vần bằng nhưng nó bắt buộc phải khác thanh: nếu chữ thứ sáu (yêu vận) không dấu (phù bình thanh) thì chữ thứ tám (cước vận) phải dấu huyền (trầm bình thanh) hoặc ngược lại.

Thí dụ:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khàc giống nhưng chung một giàn

(Ca dao)

Khi nào câu 6 chia làm 2 đoạn dài bằng nhau thì chữ thứ 2 có thể là vần trắc.

Thí dụ:

Dù mặt lạ, đã làm quen

T T B

(Truyện Bích câu kỳ ngộ)

4. Họa thơ:

Bài thơ lục bát tương đối khó họa.

Bài họa phải theo những nguyên tắc sau đây:

4.1 Vần:

 Những chữ sau đây của bài họa phải dùng đúng chữ của bài xướng:

Câu lục: chữ thứ nhất và chữ thứ 6

Câu bát: chữ thứ nhất, chữ thứ 6 và chữ thứ 8

 Những chữ sau đây của bài họa không được dùng chữ của bài xướng, ngoại trừ tử vận:

Câu lục: chữ thứ 5

Câu bát: chữ thứ 5 và chữ thứ 7

Tuy nhiên vì quá khó nên người họa chỉ dùng những chữ thứ 6 và thứ 8 của bài xướng và chữ thứ 6 của câu 8 thì có thể họa vần, không bắt buộc phải dùng chữ của bài xướng.

4.2 Ý:

Không nhất thiết phải theo ý của bài xướng

Không nên gượng ép theo sát chữ của bài xướng

Virginia ngày 18 tháng 9 năm 2007

Trần-Lâm Phát